Ốc móng tay
Phân loại
Đặc điểm
Ốc móng tay trúc cũng như các loài móng tay khác, có chiều dài của cơ thể khoảng 6-10 cm (thân dài chừng mười lăm phân), lớn vừa bằng 1 ngón tay hình dáng thon dài như ngón tay và móng tay của thiếu nữ (vì vậy được người Việt Nam gọi là ốc móng tay).
Ốc có dáng dấp giống với sá sùng, màu trắng sữa, vỏ ốc khép hờ màu vàng nâu, bên trong có lớp thịt trắng phau, phần thân trắng phau lộ ra ngoài được bao bọc bởi lớp màng trong và mịn.
Phân bố
Ốc móng tay là một họ động vật thân mềm (nhuyễn thể) có 2 mảnh vỏ thuộc họ ốc sống ở vùng bãi biển nằm sâu trong lớp đất bùn hay cát, sống trong cát bùn ở cửa biển, quanh vùng biển gần với các cửa sông lớn đều có thể bắt gặp ốc móng tay. Nhìn chung, các loài ốc họ này sống ở nền đáy theo tư thế thẳng đứng, chân phía dưới. Ốc phân bố ở biển nhiệt đới và ôn đới.
Trên thế giới: Từ Rio de Janeiro tới Golfo San Matias Argentina.
Ở Việt Nam: Ốc móng tay là loại ốc có hình dáng rất độc đáo chỉ có vùng biển Vân Đồn, Quan Lạn, Cô Tô của tỉnh Quảng Ninh và vùng biển Đồng Châu (Thái Bình).
Ốc móng tay có tên tiếng Anh gọi chung là Razor clam, razor shell (hoặc Jackknife clam, Sickle jackknife clam, 2 tên này cũng được dùng để chỉ chem chép, sò phi).
Thuật ngữ “Razor clam” sử dụng chung để gọi các loài nhuyễn thể 2 mảnh sống ở biển có bề ngang hẹp, dài, hình dạng giống lưỡi dao mảnh và sắc, bao gồm có 4 chi:
- Ensis (xuất hiện ở Đại Tây Dương, dài và cong).
- Siliqua (chem chép, sò phi thuộc chi này).
- Solecurtus.
- Solen (ốc móng tay trúc thuộc chi này).
Tập tính
Ốc có cùng một hệ thức ăn giống với nghêu, chủ yếu ăn phiêu sinh vật, hay sinh vật phù du. Khi thủy triều xuống, ốc móng tay trúc sẽ rời khỏi chỗ ẩn nấp để tìm thức ăn.
Sinh sản
Viện Nghiên cứu NTTS III đã thành công trong sản xuất giống nhân tạo móng tay dày đạt tỷ lệ sống 1,8%. Nuôi thương phẩm tỷ lệ sống 70%, sau 9 tháng có thể đạt 72 g/con.
Hiện trạng
Chúng được khai thác quanh năm nhưng vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, 6 dương lịch) là thời gian ốc móng tay có thịt, chắc và ngon nhất. Do việc khai thác bừa bãi khiến nguồn lợi này ngày càng cạn kiệt dần.
Tài liệu tham khảo
1. Từ điển Động vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam, Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y học, năm 1998
2. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=233
3. http://www.organismnames.com/details.htm?lsid=4470869