Ngao hai cồi

:
: Tapes dorsatus (Lamarck, 1818)
: ngao giá, sò lùa bắp, sò mía
Phân loại
Tapes dorsatus(Lamarck, 1818)
Ảnh Ngao hai cồi
Đặc điểm sinh học

Ngao hai cồi có nhiều tên gọi khác nhau như: Sò lụa trắng, Sò lụa bắp, Ngao giá, Ngao 2 cùi, Sò lụa 2 vòi, Sò lụa 2 cồi...


Ngao hai cồi bên trái và lưỡi đỏ là con nhỏ bên phải.

Ngao hai cồi  có thể thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau, sống vùi trong đáy từ 3 - 15 cm. Chất đáy là cát, cát pha bùn hoặc cát pha mảnh vụn san hô, nhuyễn thể và thích nghi ở độ mặn khá cao và ổn định (25 - 32 ‰) (Carpenter và Niem, 1998). 

Ngao hai cồi có vỏ dạng hình bầu dục, hai vỏ phải trái bằng nhau. Vỏ cá thể trưởng thành dài 70mm, cao 46mm, rộng 26mm. Mép bụng cong đều, phần sau mép bụng dạng góc mái nhà. Từ đỉnh vỏ đến mép trước bằng 1/4 chiều dài vỏ, mặt nguyệt không rõ ràng, mặt thuẫn hẹp dài. Da vỏ màu vàng nhạt và nhám, trên đó có vân dạng răng cưa hoặc có những phiến vân hình tam giác trông như các chấm (các đốm) to.


Các vòng sinh trưởng nét mịn. Mặt trong vỏ màu trắng vàng, láng. Mặt khớp của mỗi vỏ có 3 răng giữa: Răng chính giữa, răng giữa sau vỏ phải và răng chính giữa vỏ trái chẻ đôi. Vịnh màn áo sâu hình lưỡi. 

Phân bố

Trên thế giới ngao hai cồi phân bố chủ yếu ở vùng biển Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, kéo dài từ Đông  và  Đông  Nam  Châu  Phi,  bao  gồm Madagascar, Biển Đỏ tới Melanesia, phía Bắc đến bờ biển Nhật Bản, phía Nam kéo dài  tới  Bang  New  South  Wales  của Australia,  Philippines,  Ấn Độ,  Việt  Nam, New  Zealand  (Carpenter  và  Niem,  1998; Huang Yang và cs., 2008). 

Tại Việt Nam, ngao hai cồi phân bố hầu hết ở các vùng biển từ Bắc đến Nam, phân bố tập trung nhiều ở một  số  vùng  như  Quảng  Ninh  đến  Hải Phòng, vùng biển từ Bình Định đến Bình Thuận.  

Tập tính

Tương tự với các loài hai  mảnh vỏ khác, ngao hai cồi cũng là loài ăn lọc, lấy thức ăn theo hình thức thụ động. Giai đoạn ấu trùng trôi nổi thức ăn chủ yếu là các vi tảo phù du trong  nước.  Sau  khi  ấu  trùng  xuống  đáy thức ăn đa dạng hơn, ngoài tảo phù du và các  mảnh  vụn  hữu  cơ,  khoáng,  mùn,  vi khuẩn,  chất  keo  cũng  được  sử  dụng  làm thức  ăn. 

Thức ăn chủ yếu của chúng là tảo khuê, các mảnh vụn và chất vẩn cặn hữu cơ.

Sinh sản

Đặc điểm sinh sản

Ngao hai cồi có tuyến sinh dục giai đoạn chín muồi (giai đoạn III) xuất hiện ở tất cả các tháng trong năm; tỷ lệ sò có tuyến sinh dục giai đoạn III cao nhất vào tháng 3 (53%) và thấp nhất vào tháng 7 (35%)

Mùa vụ sinh sản  tập  trung  từ  tháng  9  năm  trước  đến tháng 4 năm sau và sinh sản rộ nhất vào tháng 3. Tháng 5 đến tháng 8 tỷ lệ ngao hai cồi thành  thục  thấp  hơn,  khả  năng  sinh  sản giảm.


Cơ cấu giới tính theo thời gian 

Trong quần đàn ngao hai cồi luôn tồn tại con đực, con cái và những con không phân biệt giới tính, tỷ lệ con không phân biệt giới tính và tỷ lệ đực/cái giảm theo chiều tăng kích thước chiều dài; tỷ lệ đực/cái theo thời gian trong năm dao động từ 0,89 - 1,18. Tỷ lệ đực/cái trong quần đàn trung bình 1 : 1. Ngao hai cồi thành thục sinh dục lần đầu ở kích thước chiều dài 51 mm.


Hệ số sinh dục (GI) của ngao hai cồi cái và ngao hai cồi đực cao nhất vào tháng 3 (38% đối với sò cái và 35% đối với sò đực), thấp nhất vào tháng 8 đối với sò cái (31%) và tháng 7 đối với sò đực (30%); GI của ngao hai cồi tăng theo chiều tăng kích thước chiều dài.

Sức  sinh  sản  tuyệt  đối  (Fa)  của  ngao hai cồi trung bình 1.433.734 trứng, dao động từ  837.300  -  2.562.900  trứng/cá  thể.  Sức sinh sản tuyệt đối của các nhóm có chiều dài khác nhau là khác nhau,  sức sinh sản tuyệt đối cao nhất ở nhóm có chiều dài 61 - 70 mm và thấp nhất ở nhóm có chiều dài 51 - 60 mm. 

Sức sinh sản tương đối tính theo khối lượng  toàn  thân  (Frg)  trung  bình  29.538 trứng/gam,  dao  động  17.012  -  46.774 trứng/gam. Sức sinh sản tương đối của các nhóm có chiều dài khác nhau là khác nhau,  sức sinh sản tương đối cao nhất ở nhóm có chiều dài 61 - 70 mm và thấp nhất ở nhóm có chiều dài 71 - 80 mm. Kết quả này là cơ sở khoa học quan trọng trong việc tuyển chọn ngao hai cồi bố mẹ để sinh sản nhân tạo. Theo đó, ngao hai cồi có kích thước chiều dài 61 - 70 mm có thể được làm bố mẹ là phù hợp. 

Sức sinh sản và khả năng tham gia sinh sản của ngao hai cồi cao nhất vào tháng 3 và thấp nhất vào các tháng 7 và 8. 

Hiện trạng

Đây là giống ngao sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, có khả năng kháng bệnh tốt nên rất dễ nuôi, có thể thả nuôi với mật độ dày từ 130 - 150 con/lồng. Thời gian nuôi từ 12 - 13 tháng là cho thu hoạch, bình quân đạt 70 - 80 gam/con, nhiều lồng nuôi có những con đạt hơn 100 gam. 

Tài liệu tham khảo

1. CrystalBall Seafood

2. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=826414

3. Tạp chí khoa học& công nghệ và nông nghiệp

Cập nhật ngày 21/04/2020
bởi NH tổng hợp
Xem thêm