Cá ngát
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Thân cá thon dài, đầu dẹp bằng, phần sau thân dẹp bên. Cá có hai vi lưng, vi lưng thứ I có gai độc, gốc vi lưng thứ II và vi hậu môn dài, nối liền với vi đuôi nhỏ. Vi ngực cũng có gai độc. Gai độc ở vi ngực và vi lưng thứ I rất nhọn, cạnh trước và sau có răng cưa bén
Phân bố
Các loài thuộc họ cá ngát Plotosidae sống được ở cả ba môi trường nước ngọt, nước lợ và mặn ở vùng nhiệt đới. Cá ngát (P. canius) phân bố tự nhiên ở vùng hạ lưu các con sông và vùng ven biển. Chúng cũng xuất hiện nhiều ở tầng đáy các cửa sông, hồ, vịnh, đầm phá nước lợ, biển nhưng cũng có thể sống ở vùng nước ngọt sâu trong nội địa . Ở lưu vực sông Mekong cá ngát P. canius có tập tính sống ở tầng đáy, phân bố khá rộng từ các thuỷ vực tự nhiên như sông, kênh lớn vùng nước ngọt thuộc hạ lưu các con sông miền Nam, Việt Nam như sông Tiền, sông Hậu (An Giang, Đồng Tháp) đến vùng nước lợ mặn, cửa sông và biển ven bờ thuộc tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng.
Mức độ phân bố của cá ngát ở các điểm thu mẫu
Chú thích: Ít gặp: *; thường gặp:**; gặp nhiều:***; rất nhiều: ****
Tập tính
Cá ngát P. canius ăn tạp nghiêng về động vật, phổ thức ăn gồm có động vật thân mềm, giáp xác và các loài cá nhỏ. Theo Gomon (1983), cá ngát ăn động vật đáy, giáp xác, cá, sinh vật tự do, nhuyễn thể. Loài P. canius cũng ăn mùn bã hữu cơ, mảnh vụn, chất tan rã, chân khớp, nhộng, giun nhiều tơ, động vật không xương sống.
Sinh sản
Tuổi thành thục của cá da trơn khác nhau tùy loài và môi trường sống. Xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá baongồm việc quan sát những thay đổi mang tính mùa vụ của tổ chức mô và hình dạng tuyến sinh dục. Có nhiều thang phân chia các giai đoạn thành thục sinh dục của cá đã được đề ra với số bậc thay đổi từ 4-5, đôi khi 7-8 giai đoạn. Hệ số thành thục (GSI: Gonado Somatic Index) là một trong các chỉ số để xác định mùa vụ sinh sản. GSI cũng là một trong những điều kiện cần thiết để nhận biết mức độ chín muồi của sản phẩm sinh dục.
Hiện trạng
Hiện nay, ngoài thị trường giá bán cá ngát từ 40.000 - 60.000 đ/kg cá thịt tùy thời điểm mùa vụ. Do vậy, cá Ngát được xem là đối tượng nuôi mới rất có triển vọng trong tương lai. Và những thành công về nhân giống đã mở ra triển vọng lớn cho nghề nuôi thủy sản ở các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là trong điều kiện nguồn lợi cá tự nhiên đang suy giảm do đánh bắt quá mức.
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Bạch Loan, 2012. Đặc điểm sinh học của cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) phân bố trên tuyến Sông Hậu, Việt Nam. Luận án Tiến Sĩ
- http://www.fishbase.org/summary/Plotosus-canius.html
- http://ffish.asia/?p=none&o=ss&id=467