Cá hường vện
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Các mẫu cá thu từ vùng Đông Nam Á có 5 vạch liên tục trên thân, còn các mẫu cá thu từ Borneo có 6 – 7 vạch trên thân và các vạch thường liên tục đi qua bề mặt bụng cá. Vạch đứt đoạn thường vắng mặt. Có 14 – 18 tia vây lưng, 9 – 11 tia vây hậu môn (thường là 10).
Ảnh: Thái Ngọc Trí./ vncreatures.net
Cá cỡ nhỏ, thân cao gần như hình chữ nhật, dẹp bên. Cuống đuôi ngắn. Đường bụng gần như thẳng từ gốc vây bụng đến gốc vây hậu môn. Mõm nhô ra, rạch miệng xiên. Vảy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu, mõm không phủ vảy. Đường bên liên tục uốn cong lên phía lưng. Gai cứng vây lưng, vây hậu môn mập, khỏe. Nền thân màu trắng vàng. Từ nắp mang đến gốc vây đuôi có 5 - 6 sọc nâu đen vắt qua thân, hơi chếch xiên. Cá lớn nhất dài 40cm.
Phân bố
Nước ngọt. Vùng nhiệt đới 22°C - 26°C. Chiều dài lớn nhất được ghi nhận: 45 cm. Trọng lượng tối đa: 10 kg. Lưu vực sông Chao Phraya, hạ lưu sông Mekong, lưu vực Kapuas ở phía tây Borneo và Musi trên Sumatra. Được bảo vệ tại Thailand.
Tập tính
Sống ở vùng nước ngọt, hồ tự nhiên và cả hồ chứa, thường xuất hiện ở các lưu vực có nhiều nhánh cây ngập trong nước như là các rừng ngập lũ. Cá trưởng thành ăn các loại tôm nhỏ, cá bột và cá nhỏ trong khi các cá thể còn non ăn phiêu sinh động vật. Cá hường vện ăn cả cua, sâu và ấu trùng côn trùng và thực vật.
Bậc dinh dưỡng: 3.5 ± 0.55
Khả năng phục hôi quần thể: cao. Có thể nhân đôi quần thể trong 15 tháng.
Sinh sản
Là loài cá làm thực phẩm quý và xuất hiện trên thị trường cá cảnh.
Hiện trạng
Các quần thể cá có số lượng nhỏ, bị đánh bắt cường độ cao, đánh bắt nhiều cá con, nơi cư trú bị thu hẹp. Ước tính từ năm 1990 đến nay quần thể suy giảm số lượng có thể đến 20%.
Phân hạng: VU A1c,d
Biện pháp bảo vệ: Cần giảm cường độ khai thác, không đánh bắt cá con, bảo vệ sinh cảnh các vực nước sinh sống của cá.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 31.