Cá nheo Mỹ
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Ảnh: Channel catfish. Nguồn: alchetron.com/Ictalurus
Cá nheo Mỹ là loài ăn tạp, cá có thân hình trụ, da trơn. Các vây của chúng chủ yếu là các tia vây mềm, vây mỡ, ngoại trừ vây lưng và vây ngực có gai nhọn. Phía bụng cá có màu trắng bạc, phần lưng có màu xám hoặc màu đen. Miệng cá lớn, bao quanh bởi 4 râu lưng và 4 râu bụng. Vây hậu môn tròn, có 24 – 30 tia vây, đuôi chẻ sâu.
Phân bố
Cá nheo Mỹ là loài bản địa Tân bắc giới, phân bố ở hạ Canada và miền đông và miền bắc Hoa Kỳ, cũng như các khu vực miền bắc Mexico. Chúng cũng đã được du nhập vào một số vùng biển của lục địa châu Âu và các bộ phận của Malaysia và các bộ phận gần như Indonesia
Tập tính
Chúng phát triển mạnh trong các con sông nhỏ và lớn, các hồ chứa, hồ tự nhiên, và ao. Chúng đẻ trứng ở các khe, hốc, hoặc các mảnh vỡ, để bảo vệ chúng khỏi dòng nước chảy nhanh cuốn đi. Nó là loài ăn tạp. Trọng lượng tối đa của nó là từ 18 đến 23 kg. Cá nhẽo Mỹ là loài cá rộng nhiệt nhưng nhiệt độ thích hợp nhất để chúng phát triển từ 22 – 30oC. Sức tăng trưởng của chúng giảm khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn 18oC, và ngừng lớn khi nhiệt độ xuống dưới 10oC. Loài cá này đẻ trứng ở các khe, hốc, hoặc các mảnh vỡ.
Sinh sản
Cá nheo Mỹ có sức sinh sản khá cao, cá cái trọng lượng 1,5 – 4,5 kg có sức sinh sản tuyệt đối 2.940 – 30.820 trứng/g buồng trứng, trung bình đạt 16.943 trứng/g buồng trứng. Sức sinh sản tương đối của cá giao động 0,65 – 14,6 trứng/g cơ thể cái, trung bình đạt 8,67 trứng/g cá. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho thấy cá nheo Mỹ có thể tham gia sinh sản vào thời điểm tuổi 1+.
Hiện trạng
Năm 2011, cá nheo Mỹ được Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản nước ngọt miền Bắc tiến hành nghiên cứu nuôi thử nghiệm tại một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đến năm 2013, 2014 cá nheo Mỹ được nuôi thử nghiệm và cho kết quả rất khả quan tại một số tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Yên Bái, Thanh Hóa. Từ những mô hình nuôi thử nghiệm cho thấy, cá nheo Mỹ có thể phát triển tốt với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, góp phần bổ sung thêm đối tượng nuôi mới cho người dân.
Tài liệu tham khảo
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_nheo_M%E1%BB%B9
2. http://thuysanvietnam.com.vn/phat-trien-nghe-nuoi-ca-nheo-my-article-11816.tsvn