Rong hồng vân

: Seaweed
: Betaphycus gelatinus Doty ex P.C.Silva 1996
: Rong hồng vân
Phân loại
Betaphycus gelatinusDoty ex P.C.Silva 1996
Ảnh Rong hồng vân
Đặc điểm

Rong dẹp, rộng 0.5 - 0.7cm, phân nhánh, mọc thành bụi rộng 20cm, cao 5 - 7cm phát triển đến đâu tạo ra giác bám đến đó, màu mâu đỏ hay nâu vàng xanh. Trên bề mặt của rong có nhiều gai nhọn, rong cứng và dai chắc.

Phân bố

Rong hồng vân chủ yếu phân bố ở Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản, Indonesia, Malaysia, biển Adriatic. Việt Nam có ở Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận (đảo Phú Quý).

Tập tính

Sinh trưởng nhanh và phát triển quanh năm, tốt nhất từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

Sống trong môi trường san hô chết vùng nước trong, sóng mạnh, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nhiệt độ từ 20 - 30ºC.

Độ mặn cao từ 32 - 34‰.

Độ pH từ 7.5 - 8, vùng dưới triều sâu 0.5m - 4m.

Sinh sản

Sinh sản bằng bào tử, sinh sản dinh dưỡng và sinh sản hữu tính, trong đó sinh sản dinh dưỡng là chủ yếu.

Hiện trạng

Rong hồng vân chủ yếu dùng để ăn tưới hay làm nguyên liệu chế biến beta - , gamma - , kappa - , iotacarrageenan axit béo, protein, chất khoáng (I, N, tro, sulfate), làm thức ăn cho động vật, mồi câu cá, dược liệu, làm thực phẩm (nấu chè, thạch, làm bánh kẹo) rất được ưu chuộng, giá trị thị trường nội địa năm 2000 từ 25.000 - 35.000 đồng/kg rong khô.

Tình hình nuôi

Ở Trung Quốc và Philippines trồng bằng cách buộc các nhánh vào san hô chết thả xuống các vùng biển thích hợp, bảo vệ và khai thác theo chu kì. Ở Việt Nam đã thử nghiệm trồng ở vùng Ninh Thuận ( Ninh Hải) và Khánh Hòa (Nha Trang).

Tài liệu tham khảo

1.  http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=23&loai=2&ID=3352.

2. Nguyễn Văn Toàn, 2002. Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam. SUMA

Cập nhật ngày 10/05/2021
bởi Thiên An
Xem thêm