Cá bống tượng

: Marble goby
: Oxyeleotris marmoratus
:
Phân loại
Oxyeleotris marmoratus
Ảnh Cá bống tượng
Đặc điểm

Cá bống tượng có thân hình thoi tròn. Cá có hàm răng sắc nhọn của các loài cá ăn động vật.

Phân bố

Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới. Cá tự nhiên bắt gặp ở: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Sumatra, Campuchia. Cá bống tượng là loại thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao, được nhiều nước nuôi cung cho yêu cầu. Ở miền Nam Việt Nam cá xuất hiện ở hệ thống sông Cửu Long, Đồng Nai, Vàm Cỏ.

Tập tính

Trong tự nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực: sông rạch, mương ao, ruộng, ... Cá sống thích hợp ở môi trường nước không bị nhiễm phèn, pH = 7, song chúng có thể chịu đựng pH=5.
+ Nhiệt độ thích hợp nhất cho cá phát triển 26-32 độ C, cá cũng có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,5 độ C.
+ Cá sống ở nước ngọt, song có thể chịu đựng đến độ muối 15‰.
+ Cá cần có dưỡng khí trên 3mg/l, song cá có thể chịu đựng ở môi trường dưỡng khí thấp vì cá có cơ quan hô hấp phụ.

CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ
 Nhiệt độ 26-32 C
 pH 7.0-8.5
 Oxy hoà tan >3mg/1lít
NH3 (Amoniac) < 0.02 mg/lít
 Nitrite < 0.1 mg/lít
 H2S < 0.02 mg/lít
 Dầu thô < 0.05 mg/lít
 Độ cứng (CaCO3) 100 - 200 mg/lít
 Carbonic (Carbon dioxide) 15 - 30 mg/lít
 Độ mặn <15 phần ngàn

Cá bống tượng sống ở đáy, ban ngày thường vùi mình xuống bùn, hang hốc, bộng, khi gặp nguy hiểm cá có thể chúi xuống bùn sâu đến 1m, có thể sống ở đó hàng chục giờ. Môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá đỡ, cá có thể sống ở mé bờ gần mặt nước, cá ăn mồi sống tự nhiên. Cá bống tượng thường hoạt động vào đêm, nơi có điều kiện thuận lợi cá hoạt động cả ban ngày.

Dinh dưỡng

Cá bống tượng trưởng thành có bộ máy tiêu hóa biểu hiện cho loài cá dữ điển hình. Miệng lớn răng hàm dài và sắc, tỷ lệ của chiều dài của ruột trên chiều dài thân 0,7. Cá bống tượng ăn động vật, chủ yếu là : cá, tôm, tép, cua, trùn, ấu trùn, côn trùng, thủy sinh... Tuy nhiên cá bống tượng khác với cá lóc, cá lóc chủ động đuổi mồi bắt, Cá bống tượng rình bắt mồi. Cá bống tượng ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước rong ăn mạnh hơn nước kém, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng, Cá bống tượng thích ăn tép, cá tươi, không thích ăn vật ươn thối.

Sinh sản

Cá bống tượng sinh sản lần đầu sau 9-12 tháng tuổi. Mùa sinh sản tự nhiên kéo dài từ tháng 3-11, tập trung từ tháng 5-8. Mức sinh sản của Cá bống tượng 150.000-200.000 trứng/kg cá cái. Cỡ cá 150g có số trứng nhiều nhất 270.000, cỡ cá 250g có 58.700, cỡ cá 350g có 76.000 trứng. Cá tái phát dục khoảng 30 ngày sau. Trứng cá có dạng hình quả lê, trứng dính. Bãi đẻ của cá nằm ở ven bờ và sâu trong nước nơi có cây cỏ thủy sinh hay các gốc thân cây chìm trong nước.

-  Trong điều kiện nhiệt độ 26-30 độ C; trứng cá bống tượng sau khi đẻ 25-26 giờ thỉ nở, lúc này có chiều dài 2,5-3mm.

- Sau khi nở một ngày, chiều dài cá đạt 3,8mm, cá chuyển động thẳng đứng và từ từ buông mình chìm xuống đáy.

+ Cá nở sau 2 ngày, chiều dài 3,8-4mm, mắt có sắc tố đen. Xuất hiện vi ngực, cá vận động thẳng đứng.
+ Cá 3 ngày dài 4-4,2mm, túi noãn hoàng tiêu biến.
+ Cá 12 ngày đã xuất hiện đầy đủ vây.
+ Cá 18 ngày tuổi hình thành vảy và có hình dáng của cá trưởng thành.
+ Cá 30 ngày tuổi dài khoảng 13mm.
+ Cá 45 ngày tuổi dài khoảng 21 mm.
+ Cá 60 ngày tuổi dài khoảng 30mm.
+ Cá 75 ngày tuổi dài khoảng 41mm.
+ Cá 90 ngày tuổi dài khoảng 53mm.

So với các loài cá khác, cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm từ ở giai đoạn cá dưới 100g, cá từ 100g trở lên tăng trưởng khá hơn.
Ở giai đoạn từ cá bột đến cá hương, cá phải mất thời gian 2-3 tháng mới đạt chiều dài 3-4cm. Từ cá hương cần phải nuôi 4-5 tháng cá đạt kích cỡ giống cá 100g/con. Để có cỡ 100g từ lúc đẻ phải mất thời gian nuôi 7-9 tháng. Trong tự nhiên, những cá còn sống sót sau khi nở phải cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100-300g/con. Để có cá thương phẩm 400g trở lên, cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng, ở bè 5-6 tháng.

Hiện trạng

Cá Bống Tượng là một loại cá có giá trị kinh tế cao. Thịt thơm ngon và là đối tượng xuất khẩu quan trọng. Đây là loại cá thích nghi được, nuôi rất kinh tế hấp dẫn cho các vùng nước lợ ở nước ta, đặc biệt là ở các khu vực hạ lưu sông, có độ mặn dao động từ 4 đến 15 phần ngàn, chúng sống rất tốt và phát triển ít xảy ra hội chứng lở loét, so với nuôi trong điều kiện nước ngọt thuần. Tuy nhiên từ lâu nghề nuôi cá Bống Tượng của bà con hiện đang trong giai đoạn bắt đầu, với những hình thức nuôi tự phát và sử dụng với nguồn giống tự nhiên, nuôi trong ao đầm, trong bè ở những vùng nước ngọt như La Ngà Đồng Nai, nuôi bè An Giang, ao đầm Tân Thành Cà Mau. Những thông tin kỹ thuật về nuôi Bống Tượng hãy còn quá hiếm hoi.

Vì thế nhằm phổ biến những hiểu biết cơ bản về đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi loài thuỷ sản quý hiếm này, trong điều kiện nước lợ. Chúng tôi đã nỗ lực đối phó với nhiều thử thách, không ngừng tìm hiểu và nuôi khảo nghiệm để biết sự thích nghi của loài cá này, trong môi trường nước lợ và đã cho kết quả mong muốn. Trong khi nghề nuôi Tôm nước lợ còn nhiều lận đận , để tận dụng ngoài vụ Tôm. Tám tháng còn lại của ao đầm Tôm, mà nuôi cá Bống Tượng luân canh với Tôm, để cải thiện môi trường ao nuôi, hạn chế mầm bệnh của Tôm, cách ly mầm bệnh tồn tại trong ao cho vụ tới.

Sản phẩm Bống Tượng chủ yếu là tiêu thụ cho xuất khẩu, cá hàng hoá từ 400g -800g là thực phẩm. Làm món ăn không thể thiếu được của 1,3 tỷ dân Trung Quốc và các nước ASEAN rất ưa chuộng. Đó là tính đặc biệt của thị trường không bao giờ thoả mãn giữa cung với cầu. Để có được những thông tin thị trường, chúng tôi đã thăm dò và được biết hiện nay Chính phủ Trung Quốc, kêu gọi người dân nên nuôi loài cá quý hiếm này để tự cung cấp cho tiêu dùng trong nước. Họ bỏ kinh phí cho các viện, trường sinh sản nhân tạo cá giống Bống Tượng cung cấp cho ngư dân. Nhưng kết quả chưa đạt, vì nhiều lý do khách quan. Mặc dầu công nghệ quy trình kỹ thuật nuôi trồng thủy sản của họ rất cao. Song vì thời tiết khắc nghiệt, bởi mùa đông quá lạnh của khí hậu Trung Quốc loài cá này quá ngưỡng chịu đựng, nên không thể sinh trưởng và phát triển. Điển hình hàng năm vẫn còn sang Việt Nam nhập giống về nuôi và tiếp tục thu mua cá hàng hoá ở Việt Nam.

Tài liệu tham khảo
Cập nhật ngày 07/03/2012
bởi DUY PHONG
Xem thêm