Kỹ thuật nuôi cua đinh

NIMDA TH
Cập nhật 17/04/2018


Cua đinh (hay còn được gọi là ba ba Nam bộ) là một trong những vật nuôi nông nghiệp có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay. 

Thiết kế ao nuôi cua đinh

Nếu nuôi cua đinh theo quy mô nông hộ thì không cần diện tích lớn, thiết kế chuồng trại giống như nuôi ba ba nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kỹ thuật để tránh cua đinh không bị xây xát.

Thiết kế khu vực sống gần với nguồn nước sạch, dồi dào quanh năm, yên tĩnh.

Kích cỡ ao nuôi phù hợp từ 500-1000 m2 (tùy theo kinh tế của hộ).

Trước khi thả cua đinh vào phải vệ sinh, sát trùng ao nuôi, phơi ao.

Bơm nước sạch vào ao với một lượng thấp nhất là 1m, cao nhất là 2m (nếu nuôi cua đinh thương phẩm). Tùy vào thời tiết mà điều chỉnh mực nước, có thể tăng thêm hoặc giảm xuống cho phù hợp.

Mặt nước nên thả tàu dừa để cua đinh có chỗ nghỉ ngơi và tắm nắng.

Trang bị dụng cụ cho ăn dùng vật liệu không dễ vỡ. Tập cho cua đinh ăn ở một vị trí nhất định để dễ theo dõi, giám sát.

Xây tường để cua đinh không bò ra ngoài, chiều cao khoảng gần 2m tính từ mặt đất.

Có đường ống thoát nước và đường ống cho nước vào. Đường ống thoát nước nên đặt ở phía dưới đáy ao để có thể thoát được hết các chất cặn bã, rác bẩn.

Lựa chọn con giống

Con giống yếu thể hiện ở triệu chứng là cổ rụt không hết, bò chậm, mắt có tinh thể màu đục. Khi mua giống, bà con nên mua ở những cơ sở có uy tín. Mật độ thả là 0,5- 1 con/m2. Trong điều kiện nuôi thâm canh, có thể thả tới 2 con/m2.

Chăm sóc:

Thức ăn của cua đinh là động vật còn tươi sống như tôm, cá tạp, các loại phụ phế phẩm của lò mổ, thịt động vật kém phẩm chất và bột ngũ cốc, tất cả xay nhỏ với tỷ lệ 3động vật/1thực vật là. Lượng thức ăn cho ăn mỗi ngày trung bình bằng 10% trọng lượng.

Cho ăn ngày 2 lần ở những vị trí cố định. Cho ăn vào sàng (mẹt, nia…) ngập trong nước 20- 30cm, sau đó kéo lên kiểm tra xem lượng thức ăn có hết không để điều chỉnh cho phù hợp và vệ sinh.

Cần kiểm tra bờ ao, rào chắn thường xuyên, đặc biệt vào những ngày mới thả giống, trời mưa to. Chú ý tới nguồn nước đưa vào ao, bể nuôi luôn đầy đủ và sạch. Hàng ngày, theo dõi sức ăn của cua đinh để điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Phát hiện kịp thời những hiện tượng bất thường để xử lý.

Nếu không có điều kiện thay nước thường xuyên và triệt để cho ao, bể thì cứ 15- 30 ngày lại phải khử trùng cho ao, bể một lần bằng vôi bột với lượng 1,5- 2 kg/100m3 nước.

Phòng bệnh rất quan trọng khi nuôi cua đinh. Để giảm bệnh cho cua đinh, cần chú ý các biện pháp như: Chọn cua đinh giống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Trước khi thả giống phải tắm bằng dung dịch Sulfat đồng với liều lượng 8g/m3 trong thời gian 20- 30 phút để phòng bệnh nấm và ký sinh đơn bào. Cuối vụ khử trùng ao, bể nuôi bằng cách bón 10- 15kg vôi/100m2.

Tài liệu tham khảo

1. http://www.baovinhlong.com.vn/kinh-te/nong-nghiep/

Thẻ