Cá hồi Sa Pa còn tồn hơn 200 tấn, giá chỉ hơn 150.000 đồng/kg

Trước đây, cá hồi Sa Pa được bán với giá 260.000 đồng/kg, thương lái tranh nhau mua, thì nay rớt giá còn 160.000-170.000 đồng/kg. Hiện lượng cá còn khoảng 250 tấn chưa bán được.

Cá hồi
Giá cá hồi nuôi ở Sa Pa sụt giảm nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhà hàng, khách sạn đóng cửa khiến các trang trại nuôi cá hồi ở Sa Pa gặp khó vì không tìm được đầu ra, trong khi cá đã đến kỳ thu hoạch.

Anh Đỗ Tiến Thắng, chủ một trang trại nuôi cá hồi, cá tầm, đồng thời là Chủ tịch Hội Cá nước lạnh Sa Pa, cho biết, đặc thù của cá hồi giống cá trứng đến lứa là phải bán ngay nếu không cá đẻ trứng xong sẽ chết. Đối với những hộ có điều kiện kinh tế, có hệ thống nhà hàng tiêu thụ thì có thể nuôi cầm chừng, chờ đến khi các nhà hàng mở cửa trở lại nhưng với những hộ đang phải vay mượn ngân hàng thì phải bán gấp.

“Như mọi năm, thương lái tranh nhau mua cá hồi, mỗi ngày có 20 chuyến xe chở về Hà Nội bán. Cá chưa kịp có trứng thì đã bán sạch nhưng năm nay do ảnh hưởng của dịch, mỗi hộ vẫn đang tồn 3-5 tấn cá. Cá hồi trưởng thành, đến tuổi không bán thì nó sẽ đẻ trứng và khắc chết. Nhiều hộ nuôi cá phải vay mượn tiền ngân hàng, quy mô nhỏ, nên giờ họ phải bán tháo, bán gấp để thu hồi vốn”, anh Thắng nói. 

Ông Phạm Bá Uyên, Chủ tịch Hội cá nước lạnh tỉnh Lào Cai, cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh có trên 150 cơ sở nuôi cá nước lạnh, trong đó có 8 cơ sở sản xuất, nuôi dưỡng giống thủy sản với thể tích ước đạt 3 tháng đầu năm 55.000m3, chủ yếu nuôi tại các huyện Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn... sản lượng ước đạt 375 tấn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho Sa Pa thông qua các nhà hàng, quán ăn và các cơ sở bán cá nước lạnh tại thị trấn Sa Pa, một số cung ứng ra thị trường thành phố Lào Cai, Hà Nội.

Tuy nhiên, đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến sản xuất, cung ứng thủy sản nước lạnh trên địa bàn, làm giá cá hồi, cá tầm hiện nay giảm mạnh khoảng 150.000-170.000 đồng/kg (giảm 40%). 

Đến nay sản phẩm cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi cơ bản không tiêu thụ được, lượng cá còn khoảng 250 tấn nhưng vẫn phải tiếp tục duy trì dẫn đến phát sinh chi phí, thiếu vốn, sản xuất cho các hội viên nuôi trồng thủy sản nước lạnh.

Hiện hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán hàng online nên sản lượng tiêu thụ thấp. 

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lào Cai cho biết số lượng tồn khá nhiều, nguyên nhân là các hộ tập trung nuôi trồng để phục vụ cho mùa du lịch cao điểm Sa Pa, mùa hè năm nay. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cá không tiêu thụ được.

Theo ông Nhẫn, cá hồi phải chăm sóc rất đặc biệt nếu không cá sẽ chết. Thức ăn cũng nhập khẩu nên chi phí đắt. Mặt khác, những con cá trên 2kg, khoảng 2 năm tuổi có trứng thì chết nên không thể để được. Có ba giải pháp là sấy, làm ruốc hoặc làm lạnh. Tuy nhiên, việc sấy, làm ruốc với số lượng lớn như vậy gặp khó khăn trong việc bảo quản. Còn về quy trình làm lạnh, hiện nay tỉnh Lào Cai chưa có cơ sở nào cấp đông sâu cho sản phẩm cá hồi. Cho nên bà con chỉ có thể nuôi cầm chừng, một số bắt tỉa bán và sấy.

Việc kết nối đến hệ thống siêu thị khó khăn do Hà Nội đang triển khai các phương án chống dịch. Vì thế, ông hi vọng các đơn vị có kinh nghiệm có thể hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi cá hồi ở Lào Cai trong việc dự trữ, cấp đông, sau dịch có thể ăn như cá hồi Na Uy.

Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Bá Uyên, Chủ tịch hội nghề cá nước lạnh Lào Cai kiến nghị UBND tỉnh Lào Cai báo cáo trung ương bổ sung dự thảo Nghị quyết của Chính phủ có chính sách hỗ trợ lãi suất, giãn nợ, miễn thuế, được vay vốn ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hội cá nước lạnh.

VietNamNet
Đăng ngày 09/04/2020
Diệu Thùy
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 08:54 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 08:54 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 08:54 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 08:54 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 08:54 20/04/2024