Cả nước có 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi, ứng dụng công nghệ cao

Những năm gần đây, câu chuyện liên minh, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được quan tâm. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cũng được chú trọng triển khai càng minh chứng cho sự chủ động hội nhập ngày càng sâu rộng của nông nghiệp trong nước.

ao nuôi tôm
Hiện nay, các địa phương trong cả nước đã tập trung đầu tư và phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao.

Theo Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 97/2015/QH13 và Nghị quyết số 113/2015/QH13 của Quốc hội khóa XIII liên quan đến lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN), thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) bám sát tinh thần chỉ đạo của Quốc hội tại các nghị quyết nêu trên để triển khai nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng các cơ chế, chính sách cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tổ chức triển khai các nhiệm vụ KH&CN, phát triển thị trường KH&CN, các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ (SHTT), an toàn bức xạ và hạt nhân đồng thời triển khai các nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn... 

Theo đó, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH&CN, đồng thời xây dựng các chương trình KH&CN đặc thù cho nông nghiệp nông thôn phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&CN nghiên cứu xây dựng và ban hành thông tư về Danh mục công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.

Đặc biệt, việc ký kết hợp tác và triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa Bộ KH&CN và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã góp phần nâng cao trình độ KH&CN trong ngành nông nghiệp, tạo ra các sản phẩm có chất lượng và tính cạnh tranh cao.

Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học về giống, quy trình công nghệ, tiến bộ kỹ thuật đã được chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp giúp giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, góp phần tăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ tái cơ cấu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, tăng giá trị xuất khẩu, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về tôm, cá tra, cà phê, điều nhân, hạt tiêu và gạo.

Bên cạnh đó, các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản đã tăng hiệu quả kinh tế từ 15-30%. Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp đăng ký hoạt động KH&CN, doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư vào nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh. Nhiều doanh nghiệp trong số đó không chỉ đầu tư nhà máy với dây chuyền hiện đại mà còn đầu tư các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đủ điều kiện để thực hiện các nghiên cứu.

Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp chọn tạo và công nhận 02 giống lúa chính thức cho sản xuất là Đông A1 và TBR279 nguyên chủng và 57.850 tấn hạt giống lúa xác nhận để cung cấp cho sản xuất. Triển khai hiệu quả các Chương trình sản phẩm quốc gia năm 2020 và Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,... và đạt được nhiều kết quả, đem lại giá trị kinh tế cao.

Trong lĩnh vực chăn nuôi  hỗ trợ chế tạo thành công bộ KIT PCR phát hiện virus dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) từ mẫu bệnh phẩm của lợn. Chế tạo thành công bộ kit Real-time PCR phát hiện virus DTLCP từ mẫu bệnh phẩm của lợn. Cả hai bộ KIT đã được Cục Thú y kiểm định về chất lượng.

Bên cạnh đó, việc sản xuất thành công một số loại vắc xin phục vụ chăn nuôi lợn, vắc xin tụ huyết trùng; các sinh phẩm que thử thai sớm trên bò với giá thành thấp hơn từ 30-40% sản phẩm ngoại nhập đã được nhiều doanh nghiệp đón nhận.

Trong lĩnh vực thủy sản hỗ trợ cho sinh sản nhân tạo thành công 02 nguồn gen thủy sản có giá trị kinh tế tại Việt Nam là tôm mũ ni và hải sâm vú, trên thế giới chỉ có Úc và Nhật Bản nghiên cứu sinh sản nhân tạo thành công nguồn gen này. Nghiên cứu, xây dựng thành công quy trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm trai tai tượng vảy phục vụ phát triển kinh tế ven biển, đặc biệt là vùng biển xa. Triển khai hiệu quả Chương trình công nghệ sinh học nông nghiệp- thủy sản. Đăng ký thành công 02 chứng nhận sở hữu trí tuệ về quy trình sản xuất kháng thể cho loài tôm.

Đến nay đã có 03 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, có 09 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập; và 45 doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Hiện nay, các địa phương trong cả nước đã tập trung đầu tư và phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa quy mô lớn, trong đó có 1.096 chuỗi nông sản an toàn.

Thông qua việc đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, phát triển quy mô sản xuất từ hộ gia đình thành hợp tác xã, phát triển các vùng nguyên liệu gắn với sản xuất, đã tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Dân Việt
Đăng ngày 22/10/2020
Mai Lan
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 17:31 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 17:31 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:31 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 17:31 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:31 16/04/2024