Cần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hấp khô Cửa Việt

Vài năm trở lại đây, nghề hấp sấy cá xuất khẩu đã mang đến sự đổi thay cho cuộc sống của người dân thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Hiện ở Cửa Việt có khoảng 150 cơ sở chế biến cá hấp khô với sản lượng hàng năm trên 6.300 tấn cá thành phẩm. Mỗi ngày một gia đình ngư dân có lò hấp có thể kiếm được vài triệu đồng từ công việc đơn giản là hấp cá phơi khô xuất khẩu.

cá hấp cửa việt
Sản phẩm cá hấp Cửa Việt đang được làm thủ công, chưa có thương hiệu, nhãn mác rõ ràng

Vài năm trở lại đây, nghề hấp sấy cá xuất khẩu đã mang đến sự đổi thay cho cuộc sống của người dân thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị). Hiện ở Cửa Việt có khoảng 150 cơ sở chế biến cá hấp khô với sản lượng hàng năm trên 6.300 tấn cá thành phẩm. Mỗi ngày một gia đình ngư dân có lò hấp có thể kiếm được vài triệu đồng từ công việc đơn giản là hấp cá phơi khô xuất khẩu.

Trước hiệu quả kinh tế của nghề hấp sấy cá, nhiều gia đình ở Cửa Việt đã đầu tư những lò hấp cá công suất lớn. Nhờ tuân thủ đúng quy trình của công nghệ truyền thống, từ cách sơ chế đến thành phẩm lại được phơi nắng gió đặc trưng của Quảng Trị, tạo nên hương vị riêng của cá hấp khô Cửa Việt được thị trường ưa chuộng. Trung bình sau khi hấp một tấn cá nguyên liệu, trừ các chi phí chủ lò có thể lãi từ 500-1 triệu đồng tùy thời điểm. Không chỉ làm giàu cho các chủ lò, nghề hấp sấy cá khô ở Cửa Việt đã giải quyết đầu ra cho tàu thuyền sau khai thác, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển và tạo thêm hàng trăm việc làm cho lao động địa phương.

Tuy có những hiệu quả nhất định nhưng đến nay, nghề hấp cá khô ở Cửa Việt chủ yếu vẫn phát triển theo kiểu tự phát, dựa vào nguồn nguyên liệu của biển cả và sức lao động dồi dào của địa phương. Người dân cứ thấy hiệu quả thì đua nhau mở lò hấp. Việc chế biến, hấp sấy cá chủ yếu là do người dân tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau nên phương thức chế biến còn đơn giản, thô sơ; bao bì, mẫu mã đóng gói chưa được chú trọng về hình thức. Đặc biệt, đến nay sản phẩm cá hấp Cửa Việt vẫn chưa được xây dựng thương hiệu, nhãn mác…khách hàng dễ nhầm lẫn với các sản phẩm cá hấp sấy khô ở các địa phương khác. Đồng thời dễ bị làm giả, làm nhái từ các loại cá nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng. Những yếu tố trên đã có nhiều tác động bất lợi đến uy tín và thị trường tiêu thụ của sản phẩm cá hấp khô Cửa Việt. Dù hiện nay sản phẩm cá hấp khô Cửa Việt đang được xuất khẩu nhưng chủ yếu bằng đường tiểu ngạch qua thị trường Trung Quốc nên thường bị tư thương ép giá, giá cả bấp bênh và tiềm ẩn nhiều rủi ro khi thị trường này có biến động.

Trao đổi với chúng tôi về điều này, ông Trần Đình Cảm, Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt, cho biết: “Riêng địa bàn thị trấn có 42 cơ sở hấp cá khô nhưng hiện nay vẫn hoạt động sản xuất theo công nghệ truyền thống, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên và chưa được quan tâm đến vấn đề môi trường. Các lò hấp phát triển ngày một nhiều, xen lẫn giữa các khu vực dân cư sinh sống nên rất ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo đúng quy trình, sản phẩm đẹp, chất lượng tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hấp khô Cửa Việt cần có sự chuyển đổi công nghệ cho việc chế biến hấp sấy cá. Huyện Gio Linh cũng đã có quy hoạch phát triển Cụm công nghiệp Đông Gio Linh để đưa các cơ sở chế biến hấp sấy cá vào sản xuất tập trung nhưng đến nay vẫn chưa trở thành hiện thực. Không có bến bãi để phơi phóng sản phẩm nên đến mùa phơi cá là người dân tận dụng mọi khoảng không gian sinh sống, thậm chí lấn chiếm lòng đường giao thông, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và mỹ quan trên địa bàn. Những bất cập này cần được ngành chức năng quan tâm tháo gỡ chứ địa phương không đủ sức thực hiện”.

Hiện việc hấp sấy cá ở Cửa Việt không chỉ là dịch vụ hậu cần quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của nghề đánh bắt khai thác biển của ngư dân mà còn là ngành chính mang lại sự phát triển kinh tế - xã hội cho vùng biển Quảng Trị. Với tốc độ phát triển mạnh của các lò hấp sấy cá trên vùng biển Cửa Việt như hiện nay, Quảng Trị cần có Hiệp hội chế biến cá hấp nhằm kết nối các cơ sở chế biến, tăng sức mạnh đối phó với các tiềm ẩn rủi ro của thị trường. Có tổ chức nghề nghiệp, hành trình xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hấp Cửa Việt sẽ thuận lợi hơn. Việc xây dựng thương hiệu có thể được bắt đầu thông qua các hoạt động của hiệp hội như: quảng bá giới thiệu sản phẩm; nghiên cứu tư vấn, dự báo thị trường; tổ chức tham quan, học hỏi chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở hấp sấy cá nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến, đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú đa dạng của khách hàng. Phối hợp với chính quyền địa phương bảo vệ tính pháp lý của sản phẩm trước sự cạnh tranh thị trường…

Sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, đến nay các loại cá tầng đáy vẫn chưa đạt chuẩn về chất lượng nên nhiều tàu thuyền trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang khai thác các loại cá tầng nổi, trong đó có cá nục và cá cơm (nguyên liệu chính của các lò hấp). Đây là cơ hội cho các cơ sở chế biến hấp sấy cá khô ở Cửa Việt tiếp tục phát triển. Trong điều kiện tỉnh đang thực hiện chuyển đổi sinh kế cho các địa phương ven biển; người dân đã bắt đầu được chi trả tiền bồi thường thiệt hại sau sự cố ô nhiễm môi trường biển, thiết nghĩ ngành chức năng và chính quyền địa phương cần định hướng, hỗ trợ để người dân tận dụng mọi nguồn lực đầu tư nâng cấp và đổi mới công nghệ chế biến của các cơ sở hấp sấy cá. Đồng thời quan tâm thúc đẩy xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá hấp khô Cửa Việt, đảm bảo sản phẩm của người dân làm ra sẽ có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trước xu thế hội nhập, tạo thêm một thương hiệu đặc sản cho quê hương Quảng Trị.

BÁO QUẢNG TRỊ ĐIỆN TỬ, 10/12/2016
Đăng ngày 11/12/2016
Bài, ảnh: LÂM THANH
Chế biến

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 18:38 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 18:38 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 18:38 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 18:38 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 18:38 25/04/2024