Chỉ 1 sào đất xây bể nuôi cá lóc nông dân 'đút túi' non tỷ bạc/năm

Hơn chục hộ dân ở xã Quảng Cư, TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã biến 1 sào đất vườn khô cằn thành bể nuôi cá lóc tiền tỷ, đem lại thu nhập cao cho gia đình.

Chỉ 1 sào đất xây bể nuôi cá lóc nông dân 'đút túi' non tỷ bạc/năm
Một năm nuôi 2 vụ cá lóc đã đem lại tiền tỷ cho Nguyễn Hồng Hòa

Chạy xe dọc trục đường chính dẫn vào xã Quảng Cư, từng đoàn xe lớn nhỏ của thương lái tấp nập vào thu mua cá lóc (hay còn gọi là cá chuối, cá quả) ở các hộ dân. Từng là người gắn bó và lợi nhuận cao từ con cá lóc anh Nguyễn Hồng Hòa (39 tuổi, thôn Tiến Lợi, xã Quảng Cư) cho biết: “Chỉ có 1 sào đất vườn tôi đào thành 5 cái bể, thả nuôi 5 vạn cá lóc giống, sau 6 tháng trừ chi phí lãi hơn 400 triệu đồng. Một năm nuôi 2 vụ cá lóc thu về gần tỷ đồng tiền lãi”.

Anh Hòa chia sẻ: “Quy trình kỹ thuật nuôi cá lóc rất đơn giản dễ nuôi, rủi ro ít cho thu nhập cao vì thị trường tiêu thụ lớn cá lóc chưa bao giờ ế cả. Đặc biệt, điều kiện thuận lợi của người dân ở đây là gần nguồn cung cấp thức ăn nên tiết kiệm được nhiều chi phí”.

Còn anh Nguyễn Hồng Bình cho hay: “Cá Lóc ở xã Quảng Cư đặc biệt thơm ngon, dai thịt hơn các loại cá lóc được nuôi ở nơi khác bởi thức ăn chính của cá này là các loại cá con được mua tận cảng Lạch Hới và thời gian nuôi lâu hơn 2 tháng so với địa phương khác. Chỉ cần vài trăm m2 đất vườn, xây bể cá, đầu tư giống, thức ăn, bỏ công chăm sóc không đến nửa năm đã có gần nửa tỷ bạc trong tay ai mà không ham”.

Anh Bình nói: “Riêng gia đình tôi dành 500m2 đất vườn xây bể cá, chỉ đầu tư 50 triệu đồng mua cá giống. Mỗi vụ thu hoạch hơn 20 tấn cá với giá bán 60.000 đồng/kg, sau 6 tháng, trừ mọi chi phí, anh thu về khoảng 400 triệu đồng”.

Ông Ngô Hữu Chự- Chủ tịch Hội nông dân xã Quảng Cư cho biết: Trên địa bàn xã có 11 hộ nuôi cá lóc hiện đang cho thu nhập tốt. Cách nuôi của các hộ nơi đây không quá phức tạp, chỉ cần xây bể để thả con giống, chủ động nguồn nước giếng khoan để thay bể nước thường xuyên tạo môi trường sạch cho cá phát triển. Nuôi cá lóc trước đây là mô hình nuôi tự phát trong một vài hộ dân nhưng vài năm trở lại đây nhiều người dân thấy được lợi từ cá lóc đã đầu tư, nhân rộng.

“Năm 2016, triển khai nguồn vốn ủy thác từ Quỹ HTND, Hội nông dân đã tiến hành cho 10 hộ dân vay vốn với số tiền 300 triệu đồng để giúp các hộ tiếp tục đầu tư, nhân rộng mô hình này. Tuy nhiên, với quỹ đất của hiện tại quá ít trong khi nhu cầu mở rộng mô hình của bà con rất cao nên chúng tôi đang kiến nghị với UBND xã mở rộng quy hoạch vùng nuôi thủy sản””- ông Chự nói.

Báo Dân Việt
Đăng ngày 03/05/2017
Bùi Oanh
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Ruột tôm có dấu hiệu xoắn

Quan sát và đánh giá sức khỏe của tôm thông qua các dấu hiệu bên ngoài và nội tạng là rất quan trọng.

Ruột tôm
• 11:17 10/09/2024

Bón vôi ngày mưa đúng cách cho ao nuôi tôm

Bón vôi cho ao nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng để duy trì chất lượng nước, ổn định pH, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôm. Tuy nhiên, vào ngày mưa, quá trình bón vôi cần được thực hiện cẩn thận hơn để đảm bảo hiệu quả và tránh gây hại cho tôm.

Trộn vôi
• 10:12 09/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 09:08 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 09:08 12/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 09:08 12/09/2024

Sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu tôm Ecuador

Nhu cầu tiêu thụ tôm của Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất thế giới – đã chứng kiến sự suy giảm rõ rệt trong thời gian gần đây, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là Ecuador.

Tôm thẻ
• 09:08 12/09/2024

Hắc cấy là loài cá gì?

Hắc cấy một loài cá đắc đỏ và quý hiếm. Đây là loài cá có chất lượng thịt vô cùng thơm ngon, dẻo, ngọt thanh chứa rất nhiều chất quan trọng như DHA, omega-3, vitamin, protein,...cơ thể chúng với một màu đen huyền bí đem lại một cảm giác mới lạ cho người thưởng thức chúng.

Hắc cấy
• 09:08 12/09/2024
Some text some message..