Chuyên đề: Con cá tra bị chặt mấy khúc?

Bốn năm trước xuất khẩu cá tra vào Nga phát triển mạnh, các công ty VN thi nhau chào bán giá thấp vào thị trường này, kéo theo chất lượng giảm sút khiến Chính phủ Nga cấm cửa cá tra một thời gian.

chế biến cá tra

Ảnh: Đức Vịnh

Hiện diện trên 130 thị trường, chiếm hơn 90% thị phần quốc tế nhưng số phận cá tra Việt Nam vẫn lao đao

Không chỉ ở châu Âu, ngay cả Mỹ và thị trường mới nổi như Brazil cũng âm ỉ làn sóng bôi xấu cá tra.

Gà nhà đá nhau

Việc chọn phương thức cạnh tranh bằng giá đang dần giết chết ngành xuất khẩu mang về trị giá 2 tỉ USD mỗi năm của VN.

Đua nhau hạ giá

Ông Trương Vĩnh Thành - phó tổng giám đốc Tập đoàn Sao Mai - kể ở hội chợ thủy sản tại Boston (Mỹ) vừa rồi, Công ty CP Đầu tư và phát triển đa quốc gia (thuộc Tập đoàn Sao Mai) vừa thỏa thuận xong việc bán 20 container sản phẩm philê cá tra cho một nhà nhập khẩu, thì ngay sau đó giao dịch thất bại do có doanh nghiệp (DN) VN khác chào giá thấp hơn.

Nếu như năm 2000 giá xuất khẩu cá tra trung bình là 3,7 USD/kg thì đến năm 2009 chỉ còn 2,2 USD/kg. Năm 2011, giá xuất khẩu cá tra đã tăng trở lại và đạt mức trung bình gần 3 USD/kg nhưng giảm trở lại trong những tháng đầu năm 2012. Ngay cả tại thị trường vốn ổn định nhất là châu Âu thì giá xuất khẩu vào thị trường này cũng giảm qua từng năm. Cụ thể, năm 2007 giá trung bình cá tra xuất khẩu vào châu Âu đạt 2,9 USD/kg thì đến nay chỉ còn 2,5 USD/kg.

(Nguồn: VASEP)

Tương tự, ở hội chợ thủy sản tại Brussels (Bỉ), chủ một DN ở An Giang ấm ức kể rằng một nhà nhập khẩu đã đồng ý mua 20 container philê cá tra với giá 3,4 USD/kg, nhưng đến ngày cuối cùng của hội chợ, khi một số DN VN ào ào hạ giá bán, chỉ 3 USD/kg, thế là hợp đồng vuột khỏi tay...

Giải thích về chuyện hạ giá bán hàng, một số DN cho rằng do áp lực trả nợ và lãi ngân hàng, các DN đều muốn mau chóng thu hồi vốn... Ông Thành cho biết thêm khách hàng nước ngoài cũng biết rõ điều đó nên đã tìm cách ép giá, và nhiều DN đành chấp nhận bán giá thấp chịu lỗ nhằm mau thu hồi vốn để trả nợ, duy trì việc làm cho công nhân.

Chuyện các DN trong nước cạnh tranh nhau bằng cách hạ giá thấp không phải mới. Những năm trước, lúc DN được coi là mạnh khỏe hơn bây giờ thì chuyện bán phá giá đã xảy ra. Vì thế, xem ra lý do mà các DN đưa ra để lý giải chuyện hạ giá không mấy thuyết phục. Ông Nguyễn Hữu Khánh - nguyên chủ tịch Hội Nghề cá VN - kể cứ mỗi lần diễn ra hội chợ thủy sản ở nước ngoài lại là dịp nhiều DN đua nhau hạ giá bán.

Theo từng năm, các nhà sản xuất và xuất khẩu cá tra VN đau xót nhìn giá cá philê xuất khẩu giảm từ 5-6 USD/kg xuống còn 3 USD, thậm chí ở một số thị trường chỉ còn 2 USD/kg. Tình hình nghiêm trọng đến mức từ những năm 2004, 2005 Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang đã từng gửi văn bản “kêu cứu” đến Thủ tướng.

Kiểu làm “chụp giựt”

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - phó chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), toàn vùng ĐBSCL hiện có 120 nhà máy chế biến cá tra với tổng công suất thiết kế gần 1 triệu tấn thành phẩm/năm. Trong khi đó cả nước luôn có đến hơn 300-400 đơn vị tham gia xuất khẩu cá tra lớn nhỏ, nghĩa là có gần 2/3 DN không có nhà máy, không có vùng nuôi, chỉ tham gia môi giới, mua bán sản phẩm.

Theo phản ảnh của nhiều DN trong ngành, chính những DN không có nhà máy, không có vùng nuôi đã tạo ra tình hình tranh mua tranh bán, dẫn đến tình cảnh thê thảm hiện nay. “Nhiều DN chỉ đăng ký kinh doanh, sau khi tìm được mối nhập, họ đặt một số nhà máy trong nước gia công sản phẩm cho mình. Họ xin được giấy phép xuất khẩu hoặc mượn mã xuất của DN khác để xuất khẩu hàng. Những DN này không có tiềm lực, chưa có khách hàng ổn định nên muốn bán được hàng thì thường chào bán giá thấp” - ông Khánh cho biết.

Theo ông Khánh, hạ giá bán thì chất lượng sản phẩm đương nhiên cũng phải tệ đi bởi không thể nào sống được khi bán một món hàng chất lượng với giá quá rẻ. Hạ giá kéo theo hạ chất lượng sản phẩm, nên việc sử dụng chất cấm đã xảy ra. Các nước nhập khẩu cá tra VN tăng cường biện pháp kiểm tra, hàng loạt container hàng bị trả về hoặc hủy tại chỗ. Hậu quả là con cá tra VN liên tục hứng chịu các cuộc điều tra chống bán phá giá, bị kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt hơn, nguy cơ mất thị trường hiển hiện.

Đây là cái vòng luẩn quẩn của ngành sản xuất, xuất khẩu cá tra VN trong bao nhiêu năm qua. “Tình hình này gây khốn đốn bao DN làm ăn chân chính. Nếu cứ tiếp diễn thế này thì chắc chắn hàng loạt công ty sẽ lần lượt phá sản. Vấn đề này đã được cảnh báo, kiến nghị từ lâu nhưng vẫn chưa được chấn chỉnh” - ông Nguyễn Văn Phấn, tổng giám đốc Công ty CP Hiệp Thanh (Cần Thơ), nói.

Nhà nhập khẩu ngán ngẩm

Các chuyên gia cho rằng thực tế có chuyện một số công ty thương mại thấy xuất khẩu cá tra “ngon ăn” nên thường chọn những thời điểm thuận lợi để “nhảy vào” kiếm tiền. Nhưng nguyên nhân cơ bản là ngành thủy sản không tổ chức, quản lý được từ khâu sản xuất đến xuất khẩu.

Ông Jean-Charles Diener - giám đốc Công ty Ofco Sourcing (một nhà nhập khẩu và phân phối cá tra VN tại châu Âu) - cho rằng đây là một chiến lược sai lầm của các nhà xuất khẩu cá tra VN. Bởi thay vì liên kết, tận dụng lợi thế nhà xuất khẩu cá tra chủ yếu của thế giới để nâng giá bán, các nhà xuất khẩu lại làm điều ngược lại là cạnh tranh nhau bằng hạ giá.

Việc xuất khẩu ồ ạt cá tra do nguồn cung quá dồi dào thời gian qua đã tạo tâm lý để các nhà nhập khẩu làm giá, ép các DN xuất khẩu. Từ đó dẫn đến việc DN này quay lại ép giá nội địa. Liên tục nhiều năm trở lại đây, người dân phải bán cá dưới giá thành sản xuất. Do giá cá giảm mạnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng, khó vay ngân hàng nên nhiều hộ nuôi cá bỏ ao do không còn lợi nhuận để tái đầu tư.

Ông Jean-Charles Diener cảnh báo giá bán cá vào châu Âu giảm liên tục trong những năm vừa qua đã làm các nhà nhập khẩu ngày càng không thích loại cá này. Nhà nhập khẩu không phải là người tiêu dùng, họ không thích giá ngày càng giảm vì như thế lợi nhuận của họ cũng giảm theo và kinh doanh ngày càng rủi ro hơn.

“Giá có thể cao hơn 50% so với hiện nay - ông Jean-Charles Diener khẳng định - Tôi có thể đem mọi thứ mình có để cược vào khả năng này. Vấn đề là các DN trong nước phải có chiến lược cụ thể dưới sự hỗ trợ của Nhà nước VN”. Ông Jean-Charles Diener giải thích có sự khác nhau rõ rệt giữa xuất khẩu tôm và cá tra. Với tôm, có nhiều nhà xuất khẩu và giá cả thế giới do tất cả các nhà xuất khẩu quyết định. Do đó, các DN VN chỉ cần theo xu hướng giá thế giới để bán hàng, muốn tăng hoặc giảm giá cũng khó. Nhưng cá tra thì khác vì có đến trên 90% cá tra xuất khẩu là từ VN, có nghĩa là VN hoàn toàn có thể quyết định được giá bán sản phẩm của mình.

Theo ông Jean-Charles Diener, giá cá tra giảm không chỉ vì áp lực ngân hàng mà do cách bán hàng của DN VN. “Châu Âu vẫn phải nhập khẩu cá tra vì rẻ chứ không phải vì họ thích. Người mua ở châu Âu không còn tự tin vào cá tra nữa và họ bị bối rối giữa một loạt mức giá và chào hàng mà họ đang nhận được. Nhiều nhà nhập khẩu nói với tôi rằng họ cảm thấy vui hơn nếu không có cá tra tại thị trường châu Âu” - ông Jean-Charles Diener nói.

Không chỉ thế, việc giảm giá đã làm cá tra trở thành đối tượng bôi xấu của một số chính phủ và hiệp hội các nước nhập khẩu. “Đáng lo ngại là những chiến dịch đó ngày càng mạnh và có hệ thống hơn” - ông Jean-Charles Diener cho biết.

Nói như ông Nguyễn Hữu Dũng: “Nếu chúng ta xuất khẩu như cách mà chúng ta vẫn đang đi thì tôi e rằng chính chúng ta sẽ biến những thuận lợi đang có của ngành thành những khó khăn trong thời gian tới”.

Tuổi Trẻ Online 22/05/2012
Đăng ngày 22/05/2012
ĐỨC VỊNH - TRẦN MẠNH
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:46 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:46 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:46 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:46 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:46 28/03/2024