Đa dạng trong hình thức nuôi tôm càng xanh

Năm 2018, 2019, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Bình đã đưa giống tôm càng xanh về nuôi thử nghiệm với nhiều hình thức như nuôi bán thâm canh trong ao đất, nuôi trên đất lúa chuyển đổi vùng nhiễm mặn trồng lúa kém hiệu quả. Qua những mô hình trên đã khẳng định được tôm càng xanh thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm càng xanh
Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa tại hộ ông Trương Hoằng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh

Để khẳng định thêm hiệu quả từ nuôi tôm càng xanh, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư triển khai mô hình thử nghiệm nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa tại xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh với mục đích đa dạng hình thức nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Ông Trương Hoằng, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, chủ hộ mô hình cho biết, gia đình ông nuôi tôm càng xanh đến nay đã được 3 năm. Những năm trước, ông nuôi theo hình thức bán thâm canh. Năm nay, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư lựa chọn gia đình ông làm mô hình thử nghiệm nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa với quy mô 1,6 ha. Đến nay, gia đình ông đã thu tỉa và thấy rõ được hiệu quả mà mô hình mang lại.

Giống tôm càng xanh toàn đực được mua tại Viện nghiên cứu NTTS II, tôm giống khi thả có kích cỡ đạt yêu cầu, bơi lội khoẻ mạnh, màu sắc tươi sáng. Sau hơn 5 tháng nuôi, mô hình đã bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế. Hiện tôm đạt trọng lượng trung bình khoảng 25 – 30 con/kg, tỷ lệ sống ước đạt 50%, năng suất ước đạt khoảng 1 - 1,1 tấn/ha. Tuy nhiên do dịch Covid-19 nên giá bán thấp hơn mọi năm,  khoảng 200.000 - 210.000 đồng/kg, sau khi trừ tất cả các chi phí thu nhập từ tôm và lúa ước đạt khoảng trên 80 triệu đồng.

Chị Hồ Thị Thủy, Phó phòng Chuyển giao kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư cho biết: Năm nay, do nắng nóng kéo dài, nguồn nước để thay cho ao nuôi khan hiếm nên môi trường ao nuôi có nhiều biến động, đã ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm. Tuy vậy, cán bộ kỹ thuật đã kịp thời hướng dẫn xử lý men, bón vôi, cũng như kiểm tra thường xuyên các yếu tố môi trường nên trọng lượng tôm đạt yêu cầu đặt ra. Để hạn chế thất thoát do mưa lũ, các hộ đã tiến hành thu hoạch dần.

Qua mô hình, cũng thấy được nuôi xen tôm càng xanh trong ruộng lúa phù hợp với đặc điểm sinh thái của tôm càng xanh. Cây lúa làm giá thể cho tôm bu bám trú ẩn khi lột xác, bổ sung thêm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn trong quá trình nuôi. Tôm càng xanh có sức đề kháng cao, ít bị bệnh, chưa thấy dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, phù hợp với điều kiện chăm sóc của hộ nông dân nên nhiều hộ thích thú muốn mong muốn áp dụng đối tượng nuôi. Đặc biệt, với hình thức nuôi tôm kết hợp trồng lúa đã giúp hộ nuôi tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.

TTKN Quảng Bình
Đăng ngày 25/08/2020
Thùy Trang
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 11:00 28/03/2024

Hạn chế lạm dụng kháng sinh bằng cách ủ men vi sinh

Với ngành thủy sản hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh và tồn dư chất độc hại trong con tôm làm cho giá trị thương phẩm tôm xuống dốc. Vì vậy, xu hướng sử dụng men vi sinh để thay thế ngày càng được áp dụng phổ biến.

Men vi sinh
• 10:23 26/03/2024

Xi phông tự động và xi phông bằng van tự động là gì? Lợi ích của xi phông đáy ao

Đối với những người nuôi tôm lâu năm và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thì khái niệm xi phông đáy ao đã trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu bước chân trên con đường nuôi tôm, không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và lúng túng.

Xi phong
• 12:30 25/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 19:29 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 19:29 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:29 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 19:29 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:29 29/03/2024