Đồng Tháp Mười:Sản xuất theo hướng “chung sống với lũ”

Nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở vùng Đồng Tháp Mười có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là nuôi cá da trơn, nuôi tôm càng xanh…

Sản xuất theo hướng “chung sống với lũ”
Nuôi cá lóc ở Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Tháp

Nhiều năm nay, tỉnh Đồng Tháp đã chú ý đến thế mạnh này trong nỗ lực chuyển đổi sản xuất theo hướng “chung sống với lũ”, tạo ra nguồn nông sản hàng hóa chất lượng có giá trị kinh tế hướng đến xuất khẩu, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Theo khảo sát, vùng có khả năng thích nghi cao cho nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá da trơn xuất khẩu quy mô lên đến 3.900 ha, tập trung ở Đồng Tháp và Tiền Giang.

Theo ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, năm 2017, tỉnh Đồng Tháp đã thả nuôi hơn 1.054 ha cá tra. Đến tháng 10/2017 tỉnh thu hoạch hơn 365.000 tấn cá tra thương phẩm.

Giá cá tra hiện nay khoảng 27.000 đồng/kg, tăng khoảng 8.000 đồng/kg so năm 2016. Người nuôi có lãi từ 6.000 đồng – 7.000 đồng/kg, góp phần cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tăng thêm nguồn thu.

Đặc điểm nghề nuôi cá tra tại Đồng Tháp là nuôi tập trung, theo mô hình liên kết, không manh mún, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn Global GAP, Viet GAP, BAP và ASC, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến xuất khẩu.

Theo báo cáo của Chi cục thủy sản tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích nuôi cá tra áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn đạt hơn 809 ha với các tiêu chuẩn như: VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC. Còn theo số liệu Sở Công Thương Đồng Tháp, toàn tỉnh có 20 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế hơn 467.000 tấn thành phẩm/năm; ước sản lượng cá tra chế biến 8 tháng đầu năm 2017 đạt hơn 180 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 500 triệu USD.

Phấn khởi nhất cho các cơ sở nuôi, chế biến xuất khầu cá tra là năm nay thuận lợi hơn do đa số các doanh nghiệp đã tự chủ động hơn 60% diện tích nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu.

Mô hình liên kết là giải pháp hiệu quả nhất trong nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở Đồng Tháp, vừa chủ động nguồn nguyên liệu, vừa đảm bảo chất lượng theo thị trường nước ngoài, đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Chẳng hạn, Công ty TNHH Hùng Cá tham gia chương trình “Vay vốn thực hiện chương trình thí điểm mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu cá tra”. Ông Trần Văn Hùng, Tổng giám đốc công ty cho biết, hàng năm công ty tiêu thụ 400 triệu con cá giống.

Công ty liên kết với 326 hộ nông dân nuôi cá tra với diện tích 416 ha thông qua 2 hình thức là doanh nghiệp đầu tư ao nuôi, cá giống, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, hướng dẫn kỷ thuật, quản lý ao nuôi và hộ nuôi chỉ có công nuôi cá mà không cần đầu tư vốn.

Ngoài ra, hộ dân đầu tư ao nuôi cá, cá giống, thức ăn giai đoạn cá còn nhỏ, thuốc thú y thủy sản, nhân công, còn công ty đầu tư thức ăn lúc cá lớn, hướng dẫn kỹ thuật, quản lý ao nuôi, thu mua cá nguyên liệu theo giá thị trường.

Ngoài Công ty TNHH Hùng Cá, nhiều doanh nghiệp khác cũng áp dụng mô hình liên kết như trên với nông dân như Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hoàng Long và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn… Ưu điểm của các doanh nghiệp nuôi là sản xuất tập trung, không manh mún, doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp sản xuất theo hướng hiện đại như Global GAP, Viet GAP... Các công ty, doanh nghiệp xây dựng một hệ thống “vệ tinh” trong vùng bằng cách ký kết hợp đồng với người nuôi.

Để ngành hàng cá tra phát triển bền vững, không thiếu nguyên liệu, tránh tình trạng rớt giá, UBND tỉnh Đồng Tháp đã quyết định quy hoạch 14 vùng nuôi và sản xuất cá tra giống đến năm 2020 trên diện tích 2.000 ha.

Theo quy hoạch chế biến cá tra đến năm 2020, tỉnh không gia tăng về công suất chế biến mà tập trung vào đổi mới dây chuyền công nghệ hiện có theo hướng hiện đại, nhằm gia tăng năng suất, chất lượng, nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu, quyết tâm đạt tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng từ 8% đến 12% năm 2015 lên 15% đến 20% đến năm 2020.

Ngoài con cá tra, Đồng Tháp còn quan tâm đến nghề nuôi cá đồng mùa lũ tạo thêm sản phẩm phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Lợi thế của sản phẩm cá đồng là điều kiện sinh thái, nguồn thức ăn tự nhiên và gần thị trường Tp. Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ. Nuôi cá đồng phù hợp với các hệ thống canh tác sản xuất lúa, gạo sinh thái hữu cơ kết hợp với sen hoặc tràm. Nuôi cá đồng còn gắn kết với chế biến tạo ra những sản phẩm đa dạng như cá đóng hộp, làm khô...

Theo đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, để phát huy tiềm năng nuôi cá đồng trong Đồng Tháp Mười, trước mắt, cần rà soát, đánh giá lại các công trình thủy lợi trong vùng.

Theo đó, cần có những công trình tầm cỡ phục vụ chung cho nông dân không chỉ ở vùng Đồng Tháp mà ở cả các địa phương liên quan như Tiền Giang, Long An,.. cùng chung tay xây dựng chuỗi giá trị các mặt hàng thế mạnh chung của vùng như: cá rô phi, ếch, cá sặc rằn để tạo thương hiệu cho vùng Đồng Tháp Mười gắn kết với phát triển du lịch sinh thái.

Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch, UBND tỉnh Đồng Tháp cho rằng, việc phát triển tiềm năng nuôi trồng thủy sản nước ngọt phục vụ chuyển đổi sản xuất “chung sống với lũ” là hết sức cần thiết. Do vậy, để nâng cao hiệu quả, tính khả thi phải ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nông nghiệp.

Từ đó, tạo động lực để phát triển nền nông nghiệp thông minh, công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, bao bì, đóng gói sản phẩm và làm rõ giá trị tăng thêm trong nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười thời kỳ hội nhập.

Vấn đề quan tâm chính ngành hàng cá tra của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở tiểu vùng Đồng Tháp Mười nói riêng là còn tồn tại một số điểm yếu và thách thức như: sản phẩm xuất khẩu cá tra tập trung nhiều vào cá phi lê nên thiếu sự đa dạng về mặt hàng; công nghệ chế biến chưa đổi mới và đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường…

thủy sản, thu hoạch tôm càng xanh, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm Đồng Tháp
Thu hoạch tôm càng xanh tại ở Đồng Tháp. Ảnh: Báo Đồng Tháp

Để liên kết vùng Đồng Tháp Mười phát triển bền vững, mới đây, lãnh đạo 3 tỉnh: Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang đã thống nhất triền khai đề án “Liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Theo đó, mục tiêu nhằm tăng nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, tiên tiến, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tiểu vùng Đồng Tháp Mười. Sự phát triển tiểu vùng có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu nông, thủy sản; nguồn nước cho các địa phương trong vùng.

Đồng thời, tạo sự thống nhất trong liên kết quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của 3 tỉnh; quản lý tài nguyên bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế; khai thác hợp lý tiềm năng và thế mạnh của Tiểu vùng.

Trọng tâm của liên kết thông qua phát triển hệ thống chuỗi giá trị ngành hàng nông sản đặc trưng cho 3 sản phẩm lúa gạo, trái cây, thủy sản và có thương hiệu; phát triển dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có liên quan. Bên cạnh đó, bảo tồn và khai thác hợp lý đa dạng sinh học, hệ sinh thái đất ngập nước và rừng tràm, thông qua quy hoạch hệ sinh thái rừng tràm Đồng Tháp Mười, trữ nước ngọt và phát huy giá trị dịch vụ hệ sinh thái.

TTXVN
Đăng ngày 19/10/2017
Nguyễn Văn Trí
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 00:25 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 00:25 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 00:25 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 00:25 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 00:25 25/04/2024