Giấc mơ về một thương hiệu quốc tế

Thừa nhận là mình kinh doanh đa ngành, đa nghề (đều là những nghề thời thượng) song Chủ tịch (CT) Tập đoàn Cá tầm Việt Nam (TĐ), ông Lê Anh Đức lại say mê dành trọn thời gian trong buổi trò chuyện với chúng tôi để nói về trứng cá đen. Mới có khoảng có 5 năm đeo đuổi, nhưng vị CT còn trẻ này đã rất tự tin với ước mơ xây dựng một thương hiệu quốc tế về trứng cá đen được sản xuất tại Việt Nam.

siêu âm cá tầm
Các kỹ sư đang siêu âm cá.

Món ăn xa xỉ bí ẩn

Không dễ để phổ cập kiến thức cho người ngoại đạo như tôi về một loại thức ăn xa xỉ vào bậc nhất thế giới, vốn chỉ để dành cho giới  triệu phú, tỉ phú, ông Lê Anh Đức đành tóm lược ngắn gọn như thế này: Trứng cá đen (Caviar) là thực phẩm cao cấp đặc biệt bí ẩn và đặc biệt bổ dưỡng (giúp cơ thể an thần, sung mãn trong tình yêu). Rất đắt (trung bình khoảng từ 1.700 USD đến 7.800 USD/kg tùy loại, đặc biệt 12.000 USD/kg/trứng cá tầm Nga). Đắt vậy nên trên thế giới có một quy định bất thành văn, trong bữa thưởng thức trứng cá, mỗi người không được ăn quá 50 gram (tương đương 2 thìa cà phê). Ai ăn quá số lượng đó bị coi là người thiếu lịch thiệp. Và với độ quý, độ hiếm, độ đắt như vậy, không chỉ ở Việt Nam, trên thế giới, trứng cá đen được xếp vào hàng thực phẩm “quý tộc”, thượng đẳng, chỉ dành cho những người có rất nhiều tiền, trong những bữa tiệc trọng đại.

Và ông Lê Anh Đức tự hào: Quý vậy, đắt vậy, hiếm vậy nhưng loại thực phẩm xa xỉ này đã có thể sản xuất được tại Việt Nam với chất lượng tốt nhất thế giới, với số lượng không nhỏ, lên tới hàng tấn.

Thật là những thông tin gây tò mò, hấp dẫn, kèm theo cả sự hồ nghi. Bởi thực tế hiện trên thị trường, cá tầm xuất hiện nhan nhản khắp các chợ, người bình dân cũng mua ăn được, hà cớ gì trứng cá lại quý, hiếm đến vậy?

Lý giải với chúng tôi ông Lê Anh Đức cho biết: Không nên đánh đồng với loại cá lai nuôi bằng thức ăn tăng trọng được NK không rõ nguồn gốc xuất xứ (đang nhan nhản khắp chợ) với cá tầm Nga được nuôi đảm bảo theo đúng quy trình từ khâu giống, thức ăn...; Lại càng không nên đánh đồng giữa việc nuôi cá lấy thịt (cá đực) và nuôi cá lấy trứng (cá cái).

Hai bí quyết

Trò chuyện với chúng tôi, ông Lê Anh Đức cho biết: Cá tầm là giống cá nước lạnh, nhiệt độ cần đảm bảo khoảng 20-220C, điều kiện này khiến có rất ít nơi ở Việt Nam có thể nuôi được cá tầm. Một câu hỏi đặt ra là liệu cá tầm có sống được ở nơi nước nóng hơn không? Các chuyên gia Nga mà TĐ mời sang làm việc đều “lắc đầu”, nhưng ông Lê Anh Đức và các kỹ sư trong TĐ lại nghĩ “có thể” với điều kiện nước lưu thông, nhiều ôxy. Và hồ thủy điện Đa Mi (nơi có nhiệt độ trung bình khoảng 260C) là nơi được lựa chọn để nuôi thử nghiệm. Kỳ lạ là cá rất hợp với vùng nước này và phát triển nhanh chóng trước sự bất ngờ của các chuyên gia Nga. Thành công, TĐ Cá tầm Việt Nam trở thành công ty đầu tiên thực hiện ấp nở, nhân giống và nuôi cá tầm tại các hồ tự nhiên (trên thế giới cá tầm thường được nuôi theo quy trình công nghệ chăn nuôi mang tính chất khép kín ở các bể cá nhân tạo). Theo đó, TĐ đã nhanh chóng mạnh dạn mở rộng mô hình này ra các vùng hồ thủy điện khác ở Bình Định (Vĩnh Sơn), Đắk Lắk (Buôn Tua Srah), Sơn La...

Đấu tranh, phá dỡ tụ điểm buôn lậu cá tầm

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản số 2386/BNN-TCLN về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát buôn bán quốc tế mẫu vật thuộc Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).

Để đảm bảo pháp luật trong việc kiểm soát buôn bán mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục của CITES, đặc biệt đối với mẫu vật của các loài cá tầm, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công thương chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu biên giới; đấu tranh, phá dỡ các đường dây buôn bán, vận chuyển trái phép mẫu động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, nhất là mẫu vật cá tầm, phá dỡ các tụ điểm buôn bán trái phép mẫu vật  hoang dã này. Bộ NN&PTNT cũng đề nghị, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chỉ chuyên chở các mẫu vật các loài hoang dã, nhất là cá tầm khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc mẫu vật hợp pháp theo quy định hiện hành của Nhà nước. N.Thanh

Caviar mới được sản xuất

Caviar mới được sản xuất

Đây được xem là bí quyết thành công đầu tiên của TĐ. Và dù bí quyết song Lê Anh Đức cho biết: Tôi không ngần ngại tiết lộ bởi tôi rất muốn phương thức nuôi này được phát triển rộng ở Việt Nam, đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho bà con vùng thủy điện khi tái định cư.

Điểm thứ 2 (được xem là bí quyết hay là lợi thế), được vị CT này tiết lộ: cá tầm tự nhiên ở châu Âu để đạt trọng lượng 15 kg phải mất khoảng 8-10 năm nhưng tại các hồ thủy điện Việt Nam, chỉ cần 4-5 năm. Cá tầm nuôi tại các hồ thủy điện Việt Nam lớn nhanh hơn do điều kiện môi trường ấm hơn (nhiệt độ trung bình khoảng 260C thay vì 220C - 250C), có dòng chảy lớn, nguồn nước sạch quanh năm đáp ứng các chỉ tiêu cao nhất về chất lượng nước và mật độ nuôi không khác gì với các vùng nước lạnh Caspian, biển Đen hay hồ Lagoda (Nga) cùng với đó là sự tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình nuôi từ khâu con giống (thuần chủng), đến thức ăn (ngoài thức ăn hỗn hợp còn thêm các loại thức ăn thiên nhiên như cá cơm, cá nục) ... nên cá có sự tăng trưởng rất tốt.

Nhờ vậy năm 2012, TĐ đã thu hoạch được những mẻ trứng cá đầu tiên với sản lượng lên đến khoảng 1 tấn. Ông Lê Anh Đức tiếc rẻ: Cũng chỉ đủ để phân phối thử nghiệm tại các khách sạn lớn trong nước. Từ năm 2013 trở đi với hàng chục nghìn con cá tầm có thể cho trứng số lượng sẽ tăng đột biến.

Thương hiệu quốc tế

Theo ông Đức, giới nuôi cá tầm đều hiểu rằng, sản phẩm có giá trị lớn nhất không phải nuôi lấy thịt mà là trứng cá đen - caviar. Và sản xuất trứng cá đen của cá tầm Beluga (Caviar Beluga) là kế hoạch phát triển của TĐ.

TĐ đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng, mời những chuyên gia hàng đầu có từ 15-20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đeo đuổi mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất trứng cá đen lớn nhất thế giới với chất lượng tốt nhất.

Đọc thấy vẻ hồ nghi của chúng tôi ông Đức cho biết: Năm 2010, TĐ đã NK và tạo giống thành công giống cá tầm Beluga và hiện trở thành nơi tạo nên đàn cá Beluga lớn nhất thế giới hiện nay (loài này đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và đã bị cấm đánh bắt. Hiện nay trên thế giới không có cơ sở nào nuôi được cá Beluga vì kích thước quá lớn, đòi hỏi chăm sóc rất khắt khe). Từ tháng 4-2012, TĐ đã chính thức công bố làm giống thành công giống cá tầm Nga Osetra từ đàn cá mẹ nuôi ở Việt Nam. TĐ hiện còn nuôi một loại cá quý hiếm nhất, là cá tầm trắng. Trứng của loại cá này có màu vàng, giá tham khảo trên các trang mạng bán hàng trực tuyến của quốc tế, tính theo tiền Việt khoảng 1,8 tỷ đồng/kg.

Từ việc nuôi thử nghiệm ở hồ thủy điện Đa Mi vài lồng, hiện nay TĐ đã có 200 lồng bè với sản lượng trên 200 tấn cá thương phẩm. TĐ quyết định đầu tư vào Tầm Long Đa Mi gần 300 tỷ đồng xây dựng tổ hợp gồm phòng thí nghiệm, trại sản xuất cá giống, kho lạnh, nhà máy sản xuất, chế biến trứng cá và các sản phẩm từ thịt cá tầm…

Cùng với đó, sau hồ thủy điện Buôn Tua Srah, cơ sở nuôi cá tầm lớn nhất trong khu vực với sức chứa khoảng 1 triệu con cá trưởng thành, TĐ có kế hoạch đầu tư thêm từ 5 - 10 khu nuôi mới tại Đắk Lắk, với sản lượng trứng cá tầm có thể đạt 1.000 tấn/năm.

Nhiều nhà NK châu Âu khi biết Việt Nam có trứng cá tầm đã sang tận nơi tìm hiểu và đánh giá cao trứng cá tầm Việt Nam do được nuôi trong môi trường tự nhiên, trong lành, không sử dụng thuốc tăng trưởng. TĐ đã ký biên bản ghi nhớ và dự kiến xuất sang Pháp và Nga trứng cá đen - caviar vào cuối năm 2013 hoặc giữa năm 2014.

Với quy mô, tốc độ phát triển cũng như chất lượng sản phẩm, các chuyên gia cá tầm Nga cho rằng, vài năm tới Việt Nam có thể là nước hàng đầu châu Á về cung cấp caviar cho thế giới.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 23/07/2013
nguyễn hà
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 23:48 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 23:48 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 23:48 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 23:48 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 23:48 28/03/2024