Giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trước mùa mưa bão

Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã và đang là nghề đem lại nguồn thu nhập khá cho hàng vạn hộ dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, nghề này lại phải đối mặt với không ít khó khăn do mực nước dâng cao, nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá là khá lớn; môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, thủy sản sinh trưởng, phát triển kém, thậm chí bị chết do nhiễm dịch bệnh.

Giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản trước mùa mưa bão
Gia đình ông Nguyễn Văn Ngọc, thôn Bình Lâm, xã Tam Hồng (Yên Lạc) rắc vôi bột để ổn định độ PH trong ao nuôi thủy sản

Để bảo vệ diện tích NTTS, thời điểm này, ngành Nông nghiệp, chính quyền địa phương và các hộ nuôi thủy sản tích cực triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại khi có mưa bão xảy ra.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, tính đến nay, tổng diện tích NTTS của tỉnh gần 7.000ha, tập trung nhiều ở các huyện: Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Yên Lạc, Lập Thạch và Sông Lô. Nhờ áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, những năm gần đây, ngành thủy sản của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, với sản lượng thủy sản tăng đều qua các năm. Nếu như năm 2015, sản lượng thủy sản của tỉnh đạt gần 20 nghìn tấn thì đến năm 2018, đạt gần 22 nghìn tấn. Nghề NTTS đã và đang mang lại cuộc sống ấm no cho gần 11 nghìn hộ dân trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, vào mùa mưa bão, nghề NTTS phải đối mặt với không ít khó khăn. Chia sẻ về vấn đề này, bà Phan Thị Luyến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết: Mưa bão khiến môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm cho thủy sản rất yếu, dẫn đến bỏ ăn, thậm chí là bị chết do nhiễm dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lớn kéo dài làm rửa trôi phèn từ bờ ao xuống, trong khi đó, nước mưa lại có tính axit khiến độ PH và lượng oxy hòa tan của nước trong ao giảm đột ngột làm cho cá ngạt và chết. Không chỉ vậy, mưa bão liên tục, mực nước dâng lên cao còn gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm cá. Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời thì thiệt hại cho người NTTS sẽ là rất lớn.

Huyện Yên Lạc có trên 1.400ha mặt nước NTTS, tập trung chủ yếu ở các xãnhư: Tam Hồng, Đồng Cương, Nguyệt Đức, Yên Đồng, Bình Định... Những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã chuyển đổi mô hình NTTS theo hướng thâm canh và bán thâm canh các loại cá giống mới như: Chép lai ba máu, Rô phi Đường Nghiệp… để tăng năng suất, sản lượng. Yên Lạc hiện đang là huyện có năng suất NTTS cao nhất tỉnh, đạt 4 tấn/ha/năm; cá biệt có những hộ còn đạt từ 10 - 15 tấn/ha/năm.

Tuy nhiên, với đặc điểm là huyện đồng bằng, có nhiều vùng trũng nên khi xảy ra mưa lớn, kéo dài trong nhiều ngày, Yên Lạc bị ảnh hưởng rất lớn, bởi toàn bộ nước từ núi Tam Đảo, các gò đồi thuộc thành phố Vĩnh Yên và huyện Bình Xuyên đổ về, trong khi hệ thống luồng tiêu, thoát lũ chậm, gây nguy cơ tràn bờ, thất thoát tôm, cá. Điển hình, năm 2016, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến gần 1.200ha ao, hồ nuôi thủy sản bị tràn bờ. Trong đó, có khoảng 300ha ao, hồnuôi thủy sản bị mất trắng. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn cho thủy sản mùa mưa bão luôn được huyện Yên Lạc quan tâm thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Bộ, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Lạc cho biết: Để bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản trong mùa mưa bão, hạn chế thiệt hại cho người nuôi, ngay khi bắt đầu bước vào mùa mưa bão, phòng NN&PTNT huyện đã tham mưu cho Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện ban hành Kế hoạch PCTT&TKCN năm 2019.

Trong đó, chú trọng đến các biện pháp bảo vệ cho diện tích NTTS; chỉ đạo cán bộ phụ trách phối hợp cùng chính quyền địa phương rà soát những điểm NTTS có nguy cơ ngập úng cao để có phương án cụ thể; ban hành văn bản hướng dẫn các biện pháp phòng, chống, khắc phục do mưa bão cho thủy sản nuôi; yêu cầu các xã, thị trấn cụ thể hóa văn bản hướng dẫn theo tình hình thực tế của địa phương để phát trên hệ thống loa truyền thanh. Riêng đối với các hộ NTTS diện tích lớn; đặc biệt là những hộ có trang trại nằm ngoài cánh đồng, cách xa khu dân cư, đề nghị cán bộ xã, thị trấn đến tuyên truyền trực tiếp để bà con nắm được và chủ động các biện pháp bảo vệ cho diện tích thủy sản của gia đình mình.

Có mặt tại xã Tam Hồng (Yên Lạc), một trong những xã có diện tích NTTS tương đối lớn của huyện. Thời điểm này, cùng với việc gia cố bờ bao chắc chắn, các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn xã đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện như: Vôi bột, chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi, lưới chắn, bao cát, cọc tre và máy bơm tiêu úng…

Ông Nguyễn Văn Ngọc, thôn Bình Lâm, xã Tam Hồng cho biết: 3ha nuôi thủy sản hiện đang là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vì thế, ngay từ đầu mùa mưa bão, gia đình chủ động gia cố thêm bờ bao cho chắc chắn; chuẩn bị hàng trăm mét lưới, hàng tạ vôi bột, 2 máy bơm tiêu úng, cùng với cọc tre, bao cát, xi măng; phát quang những cành cây xung quanh bờ ao để tránh gió làm cành, lá rơi xuống ao gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

Cùng với sự nỗ lực của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, người nuôi thủy sản cần chủ động bảo vệ diện tích nuôi của mình và tự trang bị những kiến thức cần thiết để xử lý hiệu quả một số tác nhân gây biến động môi trường ao nuôi làm ảnh hưởng đến thủy sản trong mùa mưa bão.

Báo Vĩnh Phúc
Đăng ngày 22/05/2019
Thanh Huyền
Kỹ thuật

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 06:59 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 06:59 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 06:59 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 06:59 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 06:59 20/04/2024