Hệ thống nuôi tôm Raceway của Tiến Sỹ Addison L.Lawrence

Kể từ những năm 1980, sản lượng tôm ở Hoa Kỳ ngày càng phụ thuộc vào các quốc gia khác. Do đó, các nhà khoa học đã cố gắng tìm ra phương pháp làm tăng năng suất tôm nuôi, họ đã chuyển sang một công nghệ mà trong đó tôm được nuôi trong những bể nước hình chữ nhật, các bể được bố trí nằm kề liền nhau và chúng được bố trí trong phòng lớn.

he thong nuoi tom

Nhưng phương pháp này - còn gọi là công nghệ raceway - không sản xuất đủ thủy sản để mang lại lợi nhuận cao. Đó là bởi vì các bể chứa nước này tương thích với một khoảng không gian nhất định, do đó yêu cầu phải có một cơ sở rất lớn để sản xuất một lượng tôm lớn. Với những hạn chế như vậy, tôm nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn so với tôm nuôi bằng phương pháp này.

Các chuyên gia nông nghiệp bị cản trở vì những nhược điểm đó cho đến khi tiến sĩ Addison L. Lawrence, một nhà khoa học tại Phòng Thí Nghiệm Nghiên Cứu Nuôi Trồng Hải Sản Texas AgriLife, có một ý tưởng đơn giản tuyệt vời là: Tại sao không xếp chồng các bể này lên với nhau?

Chính vì vậy mà có khái niệm "hệ thống raceway được xếp chồng lên nhau để nuôi tôm siêu thâm canh”, sự cải tiến này giúp Hoa Kỳ có thể sản xuất tôm tăng lên đến 1 triệu pound mỗi năm trên 4000 m3 nước, so với việc nuôi tôm bằng ao hồ tự nhiên và hệ thống raceway khi chưa cải tiến thì chỉ sản xuất được lần lượt là 20,000 pound và 50,000 pound, tiến sĩ Lawrence cho biết. Công nghệ này sẽ được bắt đầu áp dụng vào các cơ sơ sản xuất vào năm tới.

Mặc dù Tiến sĩ Lawrence phải cố gắng hoàn thành phát minh của mình đến gần 10 năm, ông thừa nhận rằng ý tưởng này nhìn thì đơn giản nhưng không phải vậy. Ông cũng cho biết thêm: “ Việc cấp bằng sáng chế cho ý tưởng đó thì rất đơn giản miễn là chúng thật sự có hiệu quả.”

Đầu tiên, về mặt lý luận khoa học thì phương pháp này có vẻ như là phản thực tế. Sau tất cả những vấn đề đó, chúng tôi có xu hướng kết hợp sự cải tiến, đặc biệt là sự cải tiến công nghệ, với nhiều công nghệ không có khả năng mã hóa được và về mặt lý luận khoa học thì chỉ có những người có ý tưởng tiến bộ nhất mới có thể hiểu được. Khi nói chuyện với những người có ý tưởng tiến bộ này thì họ chắc chắn sẽ nói với bạn rằng: Hãy đơn giản thôi.

Steven J. Paley, một nhà phát minh đã có 9 bằng sáng chế và là tác giả của cuốn sách “ Nghệ thuật phát minh: Quá trình sáng tạo của sự khám phá và thiết kế”, nói rằng: “ Tính đơn giản luôn là một cái gì đó để phấn đấu”. “Hầu hết mọi người chỉ cần cố gắng và bắt kịp phương pháp. Làm phức tạp vấn đề thì dễ dàng hơn nhiều so với việc tìm kiếm sự đơn giản. Tôi nghĩ rằng mọi người đều biết điều này, nhưng thật khó để làm được.”

Đối với tiến sĩ Lawrence, ý tưởng “đơn giản” về việc xếp chồng các bể lên với nhau chỉ hoạt động nếu ông có thể tìm ra cách làm cho chúng nhẹ hơn. Trong bảng thiết kế hệ thống raceway đầu tiên thì mỗi bể chứa nước có độ sâu từ 3 – 5 feet, nên làm cho chúng quá nặng để có thể xếp thành chồng được. Tên gọi của hệ thống raceway đầu tiên được lấy cảm hứng từ chu trình nước tuần hoàn trong các bể mà được ví như những chú ngựa trên đường đua. (Các bể chứa nước được tiến sĩ Lawrence mô tả trông giống như “một cái máng cho lợn ăn có kích thước lớn quá khổ”có chiều dài là 50 – 150 m và chiều rộng từ 3 – 5 m). Chính vì vậy, vào năm 2000, ông tự hỏi liệu mình có thể nuôi tôm trong vùng nước cạn hơn được không?

Ông nhớ lại những gì đã xảy ra tiếp sau đó: “Tôi đã đi đến trường kỹ thuật. Tôi nói, ‘Được rồi. Tôi có thể nuôi tôm trong nước có độ sâu tối đa là bao nhiêu để có thể xếp chồng các kênh dẫn sao cho chúng có hiệu quả kinh tế?’”. Họ đã nói rằng: “ Bạn không thể vượt quá độ sâu 12 inch”. Đó là bởi vì nước sâu hơn thì trọng lượng của các bể chứa sẽ tăng lên rất nhiều đến nổi sự hỗ trợ cơ cấu sẽ bị mất.

Một năm sau, tiến sĩ Lawrence tiến hành thử nghiệm nuôi tôm nước nông đầu tiên của mình. Kết quả, ông phát hiện ra rằng tôm có thể phát triển được ở nước có độ sâu ít hơn 4 inch.

“Tôi nói: ‘Wow, Thật không thể tin được. Tôi đã phải mất 4 – 5 năm tới để tiến hành thí nghiệm sau khi thử nghiệm, thí nghiệm bằng những cách khác nhau, để chứng thực với bản thân rằng phương pháp này là có hiệu quả kinh tế và có thể thực hiện được.”

tiến sĩ Lawrence

Cuối cùng, vào năm 2008, ông nộp đơn xin cấp bằng sáng chế - hiện đang cấp phát chính thức – cho hệ thống mà các bể chứa nước được giám sát bằng máy tính có độ sâu từ 6 – 8 inch và các bể được xếp chồng cao 7 tầng. Trong khi đó, Royal Caridea, một công ty sản xuất thủy sản mới thành lập, đã mua bảng quyền cấp phép hệ thống trên toàn thế giới và dự kiến sẽ khởi công vào một cơ sở sản xuất mới trong năm 2012. Tiến sĩ Lawrence dự đoán rằng, trong thời gian tới, mỗi khu vực đô thị lớn “sẽ có một trang trại nuôi tôm gần giống với mô hình này” và sẽ không còn nhiều lý do để dựa vào tôm nhập khẩu nữa.

Ông Lawrence cho biết: “ Tất cả những gì tôi đã làm là giảm độ sâu của nước”. Ông cười khúc khích nói “ Bây giờ đó là vấn đề phức tạp ư?”.

http://www.nytimes.com
Đăng ngày 05/09/2013
Lược dịch bởi: KS HUỲNH THỊ BÍCH THINH - Công ty VinhthinhBiostadt
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:18 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:18 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:18 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:18 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:18 25/04/2024