Hiệu quả từ những mô hình chuyển đổi

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện nhiều mô hình chuyển đổi sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu và đang mang lại hiệu quả tích cực.

Hiệu quả từ những mô hình chuyển đổi
Sự hỗ trợ khoa học kỹ thuật kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả ở các mô hình.

Lương Nghĩa là một xã vùng sâu của huyện Long Mỹ, diện tích đất tự nhiên trên 3.000ha. Trong đó, đất sử dụng sản xuất nông nghiệp chiếm trên 87% (đất trồng lúa khoảng trên 2.000ha và khoảng 128ha nuôi các loại thủy sản). Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng canh tác lúa, nhưng đất đai không màu mỡ, nhất là khu vực ngoài đê bao khép kín. Do tình hình xâm nhập mặn diễn biến bất thường trong vài năm trở lại đây, một số hộ ở vùng ven đê bao đã mạnh dạn chuyển đổi canh tác lúa 2 vụ sang nuôi thủy sản và trồng một vụ lúa. Trong đó tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ chân trắng là những loại thủy sản được nhiều người hướng đến.

Anh Lê Hoàng Nghĩa, ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, cho biết: “Gia đình tôi mới bắt đầu nuôi quảng canh tôm càng xanh với diện tích khoảng 2,5ha. Vụ trước làm lúa chỉ đạt 700kg/công, khi nuôi tôm nếu thuận thì lợi nhuận cao hơn nhiều. Trước khi nuôi, tôi cũng chưa được học hỏi bài bản, chỉ được hướng dẫn từ người đi trước rồi về làm thử. Bước đầu thấy mô hình này có hiệu quả, tôi rất mong muốn có điều kiện học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, khoa học kỹ thuật, cách nuôi và chăm sóc để giảm bớt rủi ro”.

Qua điều tra, khảo sát của UBND huyện Long Mỹ về tổng diện tích xuống giống tôm trên địa bàn xã Lương Nghĩa năm 2017 là 69,18ha/51 hộ. Trong đó có 4 mô hình (4 hộ/10ha) của Tập đoàn Việt - Úc hỗ trợ 100% con giống tôm thẻ chân trắng, mật độ thả nuôi 5 con/m2 và 6 dự án của Chi cục Thủy sản tỉnh Hậu Giang, tổng diện tích 6ha/6 hộ, thả giống tôm sú. Thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ luôn phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mô hình tôm - lúa trên địa bàn xã Lương Nghĩa. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về kỹ thuật trong các lớp tập huấn, con giống, vật tư của Tập đoàn Việt - Úc đã giúp bà con nơi đây có thêm kiến thức trong quá trình canh tác thủy sản nước lợ, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ.

Anh Trần Văn Ngon, ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nước nổi, tôi không gieo sạ 5 công đất sau nhà mà tận dụng đất để trồng sen lấy gương bán rồi nuôi cá phía dưới. Tuy chưa thể làm giàu, nhưng nguồn thu từ việc bán sen, bán cá mỗi ngày giúp cuộc sống gia đình tôi đỡ chật vật”.

Ông Lê Hoàng Ba, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Mỹ, cho biết: “Mô hình trồng sen nuôi cá tập trung ở các ấp 3, 5, 6 và ấp Mỹ Phú. Ban đầu do bà con tự phát, nhưng về sau cho thấy hiệu quả kinh tế khá trong mùa nước nổi và có thu nhập cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa vụ 3. Vì thế, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi lúa vụ 3 sang trồng sen nuôi cá, đối tượng nuôi chủ yếu là cá chép, cá mè, rô phi… Thời điểm khoảng tháng 10, sau khi thu hoạch cá là người dân bắt tay vào chuẩn bị gieo sạ vụ Đông xuân.

Trong chuyến khảo sát các mô hình sản xuất ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ; xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh cho rằng cần tiếp tục duy trì các mô hình đang giúp nông dân phát triển kinh tế như: nuôi quảng canh tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, tôm sú, nuôi vịt trời, trồng mãng cầu xiêm... Tuy nhiên, cần định hướng kỹ và có những khuyến cáo dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Không cầu toàn, không triển khai ồ ạt các mô hình mà phải thực hiện có hiệu quả cao nhất trên từng mô hình để đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao cuộc sống, thu nhập cho người dân.

Có thể thấy, ngày nay nông dân đã không còn xa lạ với cụm từ “chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu” mà minh chứng qua hiệu quả kinh tế bước đầu từ những mô hình chuyển đổi. Cùng với đó là sự quan tâm hỗ trợ và quy hoạch đúng đắn của tỉnh, sự vào cuộc triển khai các mô hình canh tác. Nhất là các giải pháp về khoa học kỹ thuật được hỗ trợ kịp thời sẽ là động lực thúc đẩy đời sống của người dân ở những địa bàn khó khăn vươn lên phát triển.

Báo Hậu Giang
Đăng ngày 01/11/2017
Bài & ảnh Thúy Hằng
Nuôi trồng

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 21:59 18/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 21:59 18/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 21:59 18/04/2024

Quan trắc cảnh báo môi trường phục vụ nuôi tôm

Phần lớn hạ tầng vùng nuôi tôm vẫn dùng chung với hệ thống thủy lợi sản xuất nông nghiệp khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh. Cho nên, công tác quan trắc, cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh tại những vùng nuôi tôm trọng điểm có vị trí đặc biệt quan trọng và năm nay, nhiều địa phương rất quan tâm.

Môi trường khu nuôi tôm
• 21:59 18/04/2024

Cơn sốt mang tên “Nuốc” Huế - Dân tình đổ xô đi mua về ăn

Nuốc Huế bỗng dưng "gây sốt" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây. Nhiều video review món nuốc thu hút hàng triệu lượt xem, khiến nhiều người tò mò và muốn thử trải nghiệm

Con nuốc Huế
• 21:59 18/04/2024