Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Nhật Bản giảm mạnh

Kể từ năm 2013 đến nay, xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản liên tục giảm, rơi từ vị trí thứ 3 trong số những quốc gia nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam xuống vị trí thứ 4 và có khả năng chỉ còn đứng thứ 5 trong năm 2016.

chế biến cá ngừ
Công nhân sơ chế cá ngừ đại dương tại Cảng cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn. (Ảnh: Viết Ý/TTXVN)

Đó là thông tin tại hội thảo “Cá ngừ Việt Nam vươn tới tầm cao mới” do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) tổ chức ngày 4/8 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo VASEP, trong 6 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 225 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài thị trường ASEAN, các thị trường nhập khẩu cá ngừ chính đều suy giảm trong những tháng đầu năm.

Đặc biệt, tại thị trường Nhật Bản, xuất khẩu cá ngừ chỉ đạt kim ngạch 8,7 triệu USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Nếu chỉ tính riêng quý 2/2016, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã giảm gần 34% so với cùng kỳ 2015 và hiện chỉ chiếm 4% trong tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ, đứng thứ 4 sau Mỹ, EU và ASEAN.

Lý giải nguyên nhân khiến cá ngừ xuất khẩu vào Nhật Bản ngày càng suy giảm, bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Vasep.Pro cho biết, cá ngừ xuất sang Nhật Bản đang phải chịu mức thuế nhập khẩu khá cao, khoảng 6,4-7,2%. Trong khi đó, các đối thủ của cá ngừ Việt Nam là cá ngừ Thái Lan và Philippines lại chỉ chịu mức thuế 0% ở thị trường này.

Bên cạnh đó, do giá thành sản xuất còn cao nên giá chào bán của các doanh nghiệp Việt Nam thường cao hơn so với giá bán của các doanh nghiệp Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Những điều này khiến cá ngừ Việt Nam khó cạnh tranh hơn so với các đối thủ.

Đáng chú ý, Nhật Bản hiện vẫn đang nhập khẩu cá ngừ tươi sống đông lạnh cao nhất trong số những sản phẩm cá ngừ nhập khẩu song lại nhập khẩu ngày càng ít sản phẩm này từ Việt Nam do lo ngại chất lượng không đảm bảo để chế biến sashimi.

Ngoài thị trường Nhật Bản, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ và EU cũng giảm trong 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do không cạnh tranh được về giá so với các đối thủ và nhiều sản phẩm bị áp mức thuế cao.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức liên quan đến vấn đề nguyên liệu, thị trường nhập khẩu khắt khe, doanh nghiệp thiếu vốn... tuy nhiên nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nghề đánh bắt xa bờ, kế hoạch quản ký nghề cá ngừ đại dương và thuế nhập khẩu vào một số thị trường trọng điểm sẽ giảm đáng kể nhờ các FTA, xuất khẩu cá ngừ sẽ có nhiều triển vọng trong thời gian tới.

Theo dự báo của VASEP, trong quý 3/2016, kim ngach xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt khoảng 123 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ, nhờ nhu cầu tiêu thụ cá ngừ tại Mỹ và EU sẽ được cải thiện và các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục tăng. Nhờ đó cả năm 2016, xuất khẩu cá ngừ sẽ đạt 455 triệu USD, tương đương với năm ngoái./. 

TTXVN/Vietnam+, 04/08/2016
Đăng ngày 04/08/2016
H.Chung
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:24 29/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 18:24 29/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 18:24 29/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 18:24 29/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 18:24 29/11/2024
Some text some message..