Những lưu ý về an toàn điện cho các hộ nuôi tôm và trồng thanh long

Để đảm bảo hệ thống điện được an toàn, các hộ nuôi tôm và trồng thanh long nên phối hợp với ngành Điện để được tư vấn về khâu kỹ thuật trước khi lắp đặt hệ thống điện. Ngoài ra, để phòng tránh tai nạn điện, sử dụng điện được an toàn, tiết kiệm, cần tuân thủ một số quy định sau:

Những lưu ý về an toàn điện cho các hộ nuôi tôm và trồng thanh long
Ảnh minh họa.Tiền Phong

Đối với đường dây sau công tơ:

Dây dẫn

- Dây dẫn điện phải dùng dây bọc cách điện hoặc cáp bọc cách điện; Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng tối thiểu không nhỏ hơn 2,5 mm2.

- Đối với đường dây dài trên 50 mét: Tiết diện dây phải phù hợp với công suất sử dụng nhưng không được nhỏ hơn 4 mm2 đối với dây nhiều sợi, không nhỏ hơn 07 mm2 đối với dây một sợi.

- Phải kéo đủ 02 dây (dây nóng và dây nguội) có cùng tiết diện để bảo đảm dòng điện cung cấp cho phụ tải, bởi nếu chỉ kéo một dây thì sẽ gây tổn thất điện năng, chất lượng điện không đảm bảo, dễ làm hư hỏng thiết bị điện và gây mất an toàn cho người sử dụng.

- Nên sử dụng các loại dây dẫn do nhà sản xuất có uy tín trên thị trường.

- Không để hoặc kéo dây điện chạy ngầm trong ao. Nếu sử dụng dây dẫn điện ngầm trong các đầm, ao phải sử dụng cáp chuyên dùng phù hợp (dây cáp ngầm).

Phương pháp nối dây dẫn

- Nối dây dẫn phải dùng kẹp hoặc ống nối, kỹ thuật nối dây phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dây (nối thẳng, nối rẽ…), nếu dây dẫn là dây một sợi được nối bằng cách vặn xoắn sau đó dùng băng keo cách điện bọc kín mối nối.

- Mối nối giữa 02 dây dẫn được làm bằng 02 kim loại khác nhau (VD: đồng và nhôm) hoặc có tiết diện dây khác nhau phải dùng kẹp nối dây chuyên dùng phù hợp. Các mối nối này không được chịu lực kéo cơ học.

- Không được nối dây dẫn ở chỗ võng nhất của khoảng cột (sẽ tích tụ nước tại mối nối).

- Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và quấn kín băng cách điện.

Cột và cách bố trí dây dẫn trên cột

- Đường dây sau công tơ cho phép sử dụng cột gỗ, cột tre già nhưng phải xử lý chống mối, mục.

- Cột phải bố trí dựng chắc chắn, tránh khu vực bị xói lở, không gây cản trở cho người, phương tiện giao thông.

- Đường dây phải mắc trên sứ cách điện, qua các cột điện bằng bê tông hoặc cột gỗ có chiều cao sao cho độ võng thấp nhất của dây dẫn lắp trên các cột đến mặt đất  khuyến cáo từ 2,5 m trở lên (tránh người đi dưới đường dây có thể chạm vào).

- Sử dụng và xử lý các mối nối dây dẫn đảm bảo an toàn khi dùng đèn chong thanh long và nuôi tôm.

Lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng đường dây, thiết bị

- Cần dẫn nguồn điện từ cột về nhà, lán trại qua 01 Aptomat tổng. Sau đó, tùy theo yêu cầu của từng ao đầm hay khu vực trồng thanh long mà phân ra các Aptomat nhánh. Tùy vào phụ tải mỗi thiết bị và máy móc cụ thể mà ta chọn dây dẫn thích hợp.

- Tất cả các cầu dao, Aptomat, cầu chì, công tắc, ổ cắm sau khi lắp đều phải để nơi khô ráo, trong nhà, chòi hoặc trong hộp nhựa (nếu để ngoài trời), tránh mưa gió làm ẩm ướt. Các thiết bị đóng cắt (cầu dao, Aptomat) phải bố trí hợp lý (đầu nhánh đường dây, gần động cơ điện…)  để thuận tiện cho thao tác, cô lập.

- Lắp đặt hệ thống dây dẫn điện dùng chong đèn thanh long phải đảm bảo an toàn, không để dây dẫn chùng xuống thấp, không chồng chéo hoặc để dây chạm trực tiếp vào vật dụng bằng kim loại trong quá trình sử dụng.

- Thường xuyên kiểm tra đường dây và hệ thống điện, nhất là các mối nối để kịp thời xử lý nếu có hiện tượng bong tróc, hở phần lõi dây dẫn.

- Nghiêm cấm kéo điện, dùng điện bằng cách lấy điện một pha, còn dây nguội đấu xuống giếng, ao hồ, vào đường ống nước.

- Khi lắp đèn chiếu sáng phải sử dụng máng che bảo vệ tránh nước mưa làm ẩm ướt gây chạm chập điện.

Đối với an toàn điện trong nuôi tôm, cần lưu ý thêm khi sử dụng động cơ điện như sau:

Sử dụng động cơ điện.

- Lựa chọn công suất động cơ điện phù hợp với công suất sử dụng, do nhà sản xuất uy tín cung cấp.

- Nên đặt động cơ điện tại một vị trí cố định, nguồn điện đấu vào động cơ điện phải qua cầu dao riêng (hoặc Aptomat) để chủ động ngắt nguồn điện khi có sự cố.

- Các hộ nuôi tôm khi sử dụng động cơ điện nên lắp đặt thiết bị chống giật để đảm bảo an toàn.

- Khi lắp đặt động cơ điện cần sử dụng dây nối đất an toàn cho thiết bị để giảm nguy hiểm khi có sự cố về điện xảy ra.

- Cần bảo quản tốt, che chắn kỹ động cơ điện, vị trí đặt máy ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với nước.

Chế độ kiểm tra, bảo dưỡng

- Các chủ hộ nuôi tôm, chủ sở hữu đường dây sau điện kế có trách nhiệm tự kiểm tra lưới điện do mình quản lý.

- Chế độ kiểm tra định kỳ phải thực hiện 01 tháng/ lần. Ngoài ra phải thực hiện kiểm tra ngay sau mỗi đợt thiên tai, sự cố đường dây (cháy, chạm chập…).

- Kịp thời thay thế, sửa chửa thiết bị, đường dây nếu thấy có hiện tượng bất thường để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Icon.com.vn
Đăng ngày 03/11/2017
Nguyễn Duy Thiện
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 12:11 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 12:11 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:11 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 12:11 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:11 29/03/2024