Nuôi tôm VietGAP thất bại ở TP.Tam Kỳ: Không để người dân chịu thiệt

UBND TP.Tam Kỳ đang đề xuất UBND tỉnh xem xét, giao Sở KH-CN chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ nghiệm thu những phần việc đã triển khai của đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP ở Tam Kỳ bị buộc dừng, xác định phần kinh phí 2 hộ dân tham gia đã tạm ứng đầu tư, chuyển trả cho họ.

Nuôi tôm VietGAP thất bại ở TP.Tam Kỳ
Các hộ dân đã ứng 800 triệu đồng để tham gia đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP ở Tam Kỳ nhưng chưa được hoàn trả. Ảnh: Quang Việt

Đề tài thất bại

Ngày 12 và 13.4, Báo Quảng Nam có 2 bài phản ánh những bất cập triển khai đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP của Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ. Ngày 17.5, UBND tỉnh quyết định dừng đề tài khoa học này vì cơ quan chủ trì không đủ năng lực tổ chức thực hiện. Ngày 19.10, Báo Quảng Nam phản ánh tâm tư, nguyện vọng 2 hộ dân tham gia đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP là Ninh Đức Chính, Nguyễn Hồng Vân (thôn Phú Quý, xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ), mong muốn được chuyển trả phần vốn đã tạm ứng đầu tư. Ngày 23.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân có văn bản giao UBND TP.Tam Kỳ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP ở Tam Kỳ, làm rõ thông tin Báo Quảng Nam đã nêu, báo cáo kết quả kiểm tra, đề xuất biện pháp xử lý.

Đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP ở Tam Kỳ được cơ quan chủ trì là Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ triển khai qua 2 vụ nuôi (vụ 1 tháng 6.2017 - tháng 8.2017; vụ 2 tháng 3.2018 - tháng 5.2018) đều thất bại. Tham gia đề tài, ông Chính, ông Vân phải tự huy động 800 triệu đồng mua bạt, hệ thống sục khí, toàn bộ thức ăn, chi phí mua tôm giống, một số vật tư khác. Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH-CN của tỉnh cấp để ứng 100 triệu đồng mua tôm giống, 20 triệu đồng mua dụng cụ đo môi trường phục vụ nuôi tôm; đồng thời sử dụng nguồn kinh phí ngân sách của TP.Tam Kỳ là 600 triệu đồng để đầu tư hệ thống điện 3 pha phục vụ nuôi tôm. Sau khi dừng đề tài khoa học, Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ chuyển trả toàn bộ kinh phí của tỉnh đã cấp. Phần kinh phí còn lại theo dự toán ban đầu đã thông qua là 1,04 tỷ đồng không được cấp theo quy định. Kinh phí hỗ trợ nông hộ tham gia đề tài từ nguồn vốn khác của ngân sách TP.Tam Kỳ cũng đã không có cơ sở pháp lý giải ngân. “Trong quá trình triển khai đề tài, TP.Tam Kỳ đã nỗ lực hết sức nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài đã thất bại. Sau khi dừng đề tài, thành phố đã mời các hộ bàn hướng giải quyết nhưng chưa có kết quả cuối cùng do vướng mắc về pháp lý. Hiện nay không có nguồn kinh phí để trả lại vốn các hộ dân đã ứng trước để đầu tư” - ông Nguyễn Minh Nam - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ nói.

“Không bỏ rơi người dân”

Sau khi đề tài khoa học bị buộc dừng, UBND TP.Tam Kỳ đã chỉ đạo Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ và các ngành liên quan mời 2 hộ tham gia đề tài xem xét cơ sở hạ tầng sẵn có (ao nuôi, hệ thống điện) tiếp tục triển khai nuôi tôm theo hướng mô hình khuyến nông hoặc theo cơ chế khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, giải quyết các khoản kinh phí đã đầu tư, tuy nhiên các hộ không đồng ý tiếp tục tham gia. Tháo gỡ vướng mắc, UBND TP.Tam Kỳ đề xuất UBND tỉnh xem xét, thống nhất giao Sở KH&CN chủ trì, hướng dẫn Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ tiến hành nghiệm thu khối lượng thực tế, kết quả đề tài, đặc biệt nghiệm thu xác định rõ, cụ thể phần kinh phí mà Nhà nước chưa chuyển trả đối ứng cho 2 hộ dân trong khi 2 hộ dân này đã tạm ứng đầu tư. “Kính đề nghị UBND tỉnh quan tâm giải quyết phần kinh phí còn nợ hộ dân theo cơ chế để thành phố giải quyết cho dân hoặc UBND tỉnh thống nhất chủ trương giao UBND TP.Tam Kỳ đảm bảo kinh phí để giải quyết cho hộ dân và cơ quan chủ trì. Trong đó, hoàn trả 275 triệu đồng cho 2 hộ dân và 120 triệu đồng cho cơ quan chủ trì” - ông Nam nói.

Ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở KH-CN cho rằng, đang chờ chỉ đạo của UBND tỉnh để giải quyết dứt điểm đề tài khoa học nuôi tôm VietGAP ở TP.Tam Kỳ. Quan điểm của Sở KH-CN là không thể bỏ rơi người dân, không để dân bị thiệt thòi sau khi dừng đề tài vì họ đã tự huy động vốn đến 800 triệu đồng để theo đề tài trong mấy năm qua. “Chúng tôi chờ chỉ đạo của UBND tỉnh để phối hợp với Phòng Kinh tế TP.Tam Kỳ kiểm toán lại tất cả nguồn vốn đã đầu tư. Nông hộ đầu tư bao nhiêu, ngân sách của TP.Tam Kỳ đã đầu tư bao nhiêu rồi tham mưu UBND tỉnh trích từ ngân sách của tỉnh hoặc ngân sách của TP.Tam Kỳ để hoàn lại các phần vốn đã đầu tư đúng” - ông Phạm Viết Tích nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 21/11/2018
Việt Nguyễn
Nông thôn

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Sáng ngày 12/4, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Cát tổ chức lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 20 hộ nuôi tôm trên địa bàn xã.

Tập huẩn
• 09:50 17/04/2024

Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 05/4, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản cho các hộ dân trên địa bàn các huyện Phù Mỹ và Tuy Phước để chuẩn bị công tác triển khai thực hiện các mô hình trong năm 2024.

Hộ dân
• 21:22 06/04/2024

Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
• 08:00 31/03/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:56 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:56 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:56 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:56 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:56 25/04/2024