Phòng chống rét cho thuỷ sản

Một lượng thuỷ sản nuôi lồng bè, ao hồ phục vụ nhu cầu thị trường tết đang gặp thời tiết giá rét đe dọa, gây bất lợi.

Nuôi cá lồng
Nuôi cá lồng trên đầm phá. Ảnh: baothuathienhue.vn

Thường vào mùa mưa lũ, người dân tranh thủ thu hoạch thuỷ sản nhằm tránh thiệt hại. Tuy nhiên, vẫn còn một lượng cá nuôi lồng, ao hồ chưa đến kỳ thu hoạch, hoặc người dân “om nuôi” để bán dịp tết được giá hơn. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro trước mùa mưa lũ và rét đậm rét hại diễn ra vào thời điểm cuối năm nay đến đầu năm sau.

Ông Võ Kha ở xã Phong Hải (Phong Điền, TP. Huế) chia sẻ, trong khi nuôi tôm chân trắng trên cát đang gặp khó khăn, dịch bệnh thì ông và một số hộ chuyển sang nuôi cá kình nước lợ trên ao nuôi tôm. Loài cá này thích nghi với môi trường vùng ven biển nên phát triển khá tốt, nhưng thời điểm này lại gặp mưa rét đe doạ. Cá có hiện tượng kém ăn, chậm lớn. Tình trạng này nếu kéo dài có nguy cơ cá bị yếu, dẫn đến chết.

Theo kinh nghiệm của ông Kha, không riêng cá kình mà cả tôm chân trắng cũng thường bị ảnh hưởng do mưa rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp. Điều này đòi hỏi phải vận hành máy quạt ô xy thường xuyên hơn làm tăng chi phí đầu tư. Trong khi đó, điều kiện bắt buộc là phải hạn chế lượng thức ăn phù hợp nhằm tránh dư thừa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, tạo khí độc trong ao nuôi. Thông thường, nhiệt độ trong ao giảm xuống ở mức từ 18-22oC thì giảm lượng thức ăn khoảng 20-30% so với bình thường.

Nuôi tôm thẻ chân trắngNuôi tôm chân trắng ở Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

Chủ tịch UBND xã Phong Hải, ông Hoàng Văn Sửu thông tin, diện tích nuôi tôm chân trắng vụ đông tại địa phương không nhiều do ảnh hưởng dịch bệnh, thua lỗ từ các vụ trước. Địa phương thường xuyên theo dõi, kiểm tra để có biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ người dân chống rét cho thuỷ sản như tôm chân trắng, cá kình. 

Trong điều kiện mưa rét kéo dài, các hộ nuôi phải kiểm tra vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực nuôi và thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khoẻ thuỷ sản để có biện pháp xử lý, ứng phó kịp thời. Thức ăn cho tôm, cá phải được pha trộn thêm các chất dinh dưỡng, vitamin C. Môi trường, mực nước trong ao được theo dõi để có sự điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý. Nguồn nước mặn phải chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng để hòa vào ao hồ khi có mưa lớn, kéo dài làm giảm độ mặn, độ pH…

Giữ ấm môi trường được xem là một trong những biện pháp giúp bảo vệ an toàn cho thuỷ sản nuôi trong mùa mưa rét, kéo dài. Biện pháp “sưỡi ấm” cho cá, tôm là đưa nước vào ao đảm bảo độ sâu, duy trì mực nước tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 1,5m trong suốt mùa đông và tạo hang cho cá trú rét.

Nuôi tôm đầm pháNuôi tôm trên đầm phá. Ảnh: baothuathienhue.vn

Các loại cá sống tầng đáy, như chép, chạch, lóc… thường trú đông vào các hang dưới đáy ao. Vì vậy, phải có biện pháp tạo hang cho cá trú đông bằng cách xếp các bó tre nứa, xếp gạch, đặt ống nhựa ở các góc đáy ao cho cá trú. Các ống này theo quy định dài từ 0,5 - 0,6m, đường kính 15 - 16cm, bó thành từng bó.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, ông Châu Ngọc Phi khuyến cáo, với các lồng bè, ao hồ nuôi cá cần thả thêm bèo tây trên mặt ao, hoặc che chắn bằng lưới bạt, giàn cây trên mặt ao để giảm tác động của giá rét. Mùa này nên thả nuôi thêm các loài cá tầng đáy có khả năng chịu rét và khuấy động đáy ao như chép, chạch…Đồng thời kết hợp bổ sung vitamin C và các loại thức ăn giàu dinh dưỡng nhằm tăng đề kháng cho tôm, cá.

Máy sục khí phải vận hành thường xuyên nhằm đảm bảo dòng chảy và nguồn ô xy giúp thuỷ sản sinh trưởng tốt. Người dân tuyệt đối không đánh bắt thủy sản khi nhiệt độ dưới 18oC nhằm tránh khuấy động môi trường nước trong ao và thủy sản bị xây xát, dễ nhiễm bệnh, các loại nấm.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 20/12/2022
H. Thế
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 10:43 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Bình Định: Nhơn Hải quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên biển

Làng chài Nhơn Hải thuộc thành phố Quy Nhơn đổi mới từng ngày, trở nên khang trang, xanh sạch đẹp với một không gian sống xanh sau khi tuyến đường xã được mở rộng, bờ kè được xây dựng.

Biển
• 11:08 23/05/2023

Thích ứng kịp thời với thay đổi thị trường thủy sản

Giá trị xuất khẩu thủy sản thu về 3,47 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, giảm đến 25,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của Bộ NN&PTNT, con số này không có ý nghĩa quá tiêu cực, bởi ngành thủy sản Việt Nam đã có sự tăng trưởng đột phá trong năm 2022.

Chế biến tôm
• 16:06 01/06/2023

Kiêng tôm khi bị ho?

Người bị ho nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình một số nhóm thực phẩm giàu vitamin, kháng viêm. Việc kiêng một số loại hải sản như tôm là chưa có căn cứ khoa học.

Lột vỏ tôm
• 16:06 01/06/2023

Gặp gỡ nông dân trao đổi kinh nghiệm nuôi cá lồng trên biển

Sáng ngày 30.5, tại hội trường UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Chi cục Thủy sản Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp “Nuôi cá lồng trên biển”.

Nuôi cá lồng
• 16:06 01/06/2023

Tăng tốc độ lột xác trên tôm cải thiện hiệu suất ao nuôi

Đối với các loài giáp xác như tôm, cua thì sự lột xác của tôm được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình sống của chúng. Sự lột xác có ý nghĩa rất quan trọng, giúp tôm sinh trưởng tăng trọng lượng và kích thước cơ thể, là một giai đoạn quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển và sinh sản của tôm.

Tôm lột vỏ
• 16:06 01/06/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 16:06 01/06/2023