Phú Yên:Nhiều vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT) vừa lấy một số mẫu nước tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, phân tích.

Phú Yên: Nhiều vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm
Phú Yên: Nhiều vùng nuôi thủy sản có nguy cơ ô nhiễm.N. MINH

Theo đó, tại vùng nuôi Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An) có chỉ tiêu NH3 (amoniac) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi thủy sản ở vùng này cần tăng cường sục khí cho ao nuôi, sử dụng các chế phẩm sinh học, men vi sinh định kỳ 1 lần/tuần để ổn định pH (không để pH vượt quá ngưỡng 8,5 sẽ làm tăng tính độc của NH3); định kỳ siphon loại bỏ chất hữu cơ trong ao nhằm giảm hàm lượng NH3 ở đáy ao.

Ao nuôi tôm lấy mẫu đại diện ở xã Xuân Cảnh (TX Sông Cầu) có NO2 (nitơ đioxit) vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên có nguy cơ bị ô nhiễm. Người nuôi phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chất lượng nước trong ao, cần xử lý lượng thức ăn thừa, phân tôm và xác phiêu sinh vật.

Vùng nuôi Mỹ Phú (xã An Hiệp, huyện Tuy An) và xã Xuân Cảnh thì có PO4 (phosphat) vượt ngưỡng giới hạn cho phép nên nước ngầm tại khu vực này có nguy cơ phú dưỡng hóa ở thủy vực và sự phát triển của các loài tảo, vi tảo trong thời gian tới là rất cao. Người nuôi cần xử lý nước định kỳ nhằm giảm hàm lượng PO4 dưới ngưỡng cho phép. Các hộ nuôi cần kiểm tra các thông số môi trường định kỳ nhằm giúp cho tôm nuôi tránh bị stress.

Tại các vùng nuôi Phước Long (xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa) và xã Xuân Cảnh có H2S (hyđro sunfua) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. H2S càng độc hơn khi pH hạ thấp (không để pH thấp hơn ngưỡng cho phép 6,5). Tuy nhiên, H2S dễ bay hơi nên người nuôi cần tăng cường sục khí và cung cấp ôxy cho đáy ao để loại trừ H2S.

Vùng nuôi Lệ Uyên (phường Xuân Yên, TX Sông Cầu) có hàm lượng TSS (độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo, những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước) vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi nên sử dụng các loại vôi zeolite, diatomite và chế phẩm sinh học để làm trong nước.

Tại các vùng nuôi Dân Phú 1 (xã Xuân Phương, TX Sông Cầu), Tân Long (xã An Cư, huyện Tuy An) và Mỹ Phú có hàm lượng DO (ôxy hòa tan) thấp hơn ngưỡng giới hạn cho phép. Vùng nuôi này có nguy cơ tồn đọng nhiều chất hữu cơ, người nuôi cần quản lý tốt lượng thức ăn, không để thức ăn dư thừa. Còn tại các vùng nuôi thuộc các xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu), An Ninh Đông (huyện Tuy An), Xuân Cảnh và Hòa Tâm có hàm lượng vibrio spp tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép. Người nuôi cần bổ sung chế phẩm sinh học vào ao nuôi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.

Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản khuyến cáo tại các vùng nuôi tôm nước lợ khi sử dụng vi sinh dạng bột, người dân cần phải cho vào xô sục khí 12-24 giờ để chủng vi sinh thích nghi với môi trường và phát triển ở mật độ thích hợp sau đó đưa xuống ao mới có hiệu quả; không nên sử dụng vi sinh dạng bột đánh trực tiếp xuống ao vì hiệu quả không cao.

Đối với các vùng nuôi tôm hùm tập trung, hiện nay có sự thay đổi thời tiết, gió mùa đông nam có thể làm cho nước tầng đáy nóng hơn và thường tôm sẽ chết rải rác, người nuôi nên di chuyển lồng bè đến vùng nước có sự lưu thông tốt. Do thời tiết nắng nóng, người nuôi cần thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi, theo dõi hoạt động của thủy sản nuôi; bổ sung khoáng vi lượng, vitamin và xử lý vi sinh định kỳ nhưng rút ngắn thời gian giữa hai lần xử lý nhằm làm sạch đáy ao, làm tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi; duy trì mực nước trong ao nuôi trên 1,5m; duy trì quạt nước tránh hiện tượng phân tầng nhiệt và duy trì ôxy trong ao nuôi. Khi cấp nước vào ao, người nuôi phải cấp nước qua ao lắng, xử lý nước nhằm hạn chế lây nhiễm mầm bệnh từ ngoài vào ao nuôi.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 27/04/2017
Minh Thư
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 21:58 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 21:58 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 21:58 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 21:58 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 21:58 25/04/2024