Trung Quốc và công cuộc phát triển thủy sản, bền vững môi trường

Ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực để trở nên bền vững và thân thiện với môi trường hơn.

nuôi trồng thủy sản Trung Quốc
Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc ngày càng tăng song song đó là những tác động không hề nhỏ đến môi trường. Ảnh RPS

Sinh thái và bền vững nghề nuôi trồng thủy sản

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc ngày càng tăng song song đó là những tác động không hề nhỏ đến môi trường. Nghiên cứu mới đây cho thấy ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản này nên chuyển sang hướng thâm canh sinh thái để đáp ứng các mục tiêu về sản xuất lương thực và tính bền vững - đồng thời bảo vệ vị trí của Trung Quốc với tư cách là nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản hàng đầu thế giới.

Sau khi so sánh 10 hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản khác nhau tại Trung Quốc về sản lượng kinh tế, lợi nhuận xã hội, cường độ tài nguyên và các tác động môi trường, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng “thâm canh sinh thái” có thể giúp ngành công nghiệp đáp ứng đồng thời sản xuất thực phẩm và bền vững môi trường.

Bức tranh tổng thể về NTTS Trung Quốc

Theo dữ liệu thống kê từ FAO, Trung Quốc là nhà sản xuất thực phẩm thủy sinh chiếm ưu thế trên thế giới - đóng góp 58% các sản phẩm thực phẩm thủy sản toàn cầu năm 2018. Khi loại trừ rong biển ra khỏi số liệu sản xuất, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đạt 47,56 triệu tấn vào năm 2018.

nuôi trồng thủy sản
Các dự báo hiện tại cho thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc có thể tiếp tục tăng 36,5% vào năm 2030 so với năm 2016. Ảnh jspayne

Thách thức trong tương lai

Tăng cường sản xuất đã dẫn đến nhiều thách thức về môi trường như ô nhiễm, suy thoái đất và bùng phát dịch bệnh. Điều này làm cho sự phát triển trong tương lai của nuôi trồng thủy sản không chắc chắn và đang thúc đẩy các yêu cầu về các chính sách bảo vệ môi trường nghiêm ngặt hơn.

Ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với áp lực về giảm sử dụng năng lượng, nước, đất, thức ăn chăn nuôi và phân bón đầu vào trong khi phải tăng khối lượng sản xuất. Vấn đề ở đây là cần phải tìm cách vừa đáp ứng các mục tiêu sản xuất lương thực một cách có trách nhiệm với môi trường vừa giữ vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Logic đằng sau sự thâm canh sinh thái

Hệ thống sản xuất nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc rất đa dạng - từ các trang trại nuôi cá quy mô nhỏ tập trung vào các loài có giá trị thấp và an ninh lương thực, đến các hoạt động quy mô lớn được cơ giới hóa cao để sản xuất cá cho các thị trường xa xỉ.

Các nhà nghiên cứu có xu hướng nhóm các hệ thống sản xuất dựa trên chiến lược cho ăn mà họ sử dụng, vị trí của họ và môi trường mà họ hoạt động. Với sự đa dạng này, không có một kỹ thuật nào có thể giúp ngành đáp ứng các mục tiêu về sản xuất và môi trường. Các chỉ số tiềm năng về tính bền vững xã hội, kinh tế và môi trường đều có mối liên hệ với nhau. Tính bền vững tổng thể của một dự án nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào cách các chỉ số cơ bản như sử dụng đất, tiêu thụ nước ngọt, tăng trưởng kinh tế, an toàn thực phẩm và ô nhiễm kết hợp với nhau như thế nào.

Biến việc thâm canh sinh thái trở thành hiện thực

Ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc vẫn đang phát triển với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 7,5% trong 30 năm qua, nhưng mô hình nuôi thâm canh thông thường đang dẫn đến rủi ro môi trường lớn hơn và chi phí canh tác không hề nhỏ. Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các nhà hoạch định chính sách thực hiện các kế hoạch phát triển có mục tiêu để thúc đẩy tính bền vững của các hệ thống nuôi trồng thủy sản khác nhau như tạo các đề án chứng nhận cho thực phẩm thủy sản từ mô hình thâm canh sinh thái, đầu tư thêm nguồn lực vào nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, cung cấp các khoản vay ưu đãi cho nông dân áp dụng mô hình sản xuất thâm canh sinh thái, thúc đẩy các dự án nuôi trồng thủy sản ở các khu vực giảm tác động sử dụng đất, tích hợp các hoạt động nuôi trồng thủy sản với du lịch, giáo dục và tạo ra năng lượng tái và xử lý nguồn nước cấp và thoát một cách hợp lý.

Nhìn chung, ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc muốn đạt được sản lượng sản xuất cao và lượng chất thải giảm tối thiểu đồng thời lượng khí thải carbon thấp hơn. Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu Trung Quốc có thể tăng cường sử dụng năng lượng không hóa thạch trong khi áp dụng thâm canh sinh thái thì có thể đáp ứng mục tiêu sản xuất này và duy trì vị thế là nước dẫn đầu nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Đăng ngày 28/02/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 12:41 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 12:41 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 12:41 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 12:41 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 12:41 19/12/2024
Some text some message..