Nuôi trồng thủy sản ĐBSCL cần làm gì trước thách thức xâm nhập mặn

Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành vùng ĐĐSCL tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi trồng thủy sản để điều chỉnh mùa vụ thả giống.

nuôi cá lồng trên sông
Ứng phó với xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần điều chỉnh nuôi trồng thủy sản phù hợp. Ảnh golos.id

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết trước dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi trồng thủy sản.

Các đơn vị bám sát dự báo xâm nhập mặn, điều chỉnh mùa vụ thả giống và mật độ nuôi cho từng đối tượng phù hợp với điều kiện, tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương, khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi không đảm bảo sản xuất.

Theo ông Trần Đình Luân, để ứng phó kịp thời với hạn hán, xâm nhập mặn gây ra nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản trong mùa khô năm 2022, Tổng cục Thủy sản đã có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo đó, các địa phương xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống hạn hán, mặn xâm nhập theo Chỉ thị số 8712/CT-BNN-TCTL ngày 22/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chú ý lồng ghép các nhiệm vụ về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đã được phê duyệt tại Quyết định 3550/QĐ-BNN-TCTS ngày 12/8/2021.

Địa phương chủ động theo dõi thời tiết, thủy văn; cập nhật thông tin diễn biến mực nước, mức độ hạn và xâm nhập mặn; đồng thời tăng cường quan trắc môi trường để kịp thời phổ biến, tuyên truyền đến người dân biết, chủ động có kế hoạch sản xuất phù hợp.

xâm nhập mặn
Hồ chứa nước ngọt Kênh Lấp (tỉnh Bến Tre) - hồ chứa nước ngọt nhân tạo lớn nhất miền Tây khô hạn do xâm nhập mặn khốc liệt năm 2020. Ảnh monre.gov

Các địa phương nạo vét kênh, mương, khơi thông dòng chảy các công trình thủy lợi tăng khả năng chủ động lấy nước, trữ nước, tiêu thoát nước, khoanh vùng khả năng thiếu nước, chuẩn bị vật tư, nhiên liệu bơm, trữ nước ngọt bổ sung cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Nâng cấp hệ thống cống điều tiết nước và có chế độ điều tiết nước chủ động ở các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đặc biệt là vùng nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa, hạn chế tối đa nhiễm mặn cục bộ.

Các ao nuôi tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình nuôi ít thay nước phù hợp; chăm sóc và quản lý chặt chẽ môi trường nuôi, đặc biệt là quản lý thức ăn, tăng cường sử dụng vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước. Điều này góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên, giảm chi phí sản xuất nhằm ứng phó, hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.

“Đối với những vùng không có điều kiện thuận lợi cần hạn chế thả giống hoặc thả giống chậm đón mùa mưa,” ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Thủy sản, đối với nuôi nghêu/ngao trong bãi triều chỉ thả nuôi trong vùng có điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển như: gần cửa sông (bổ sung dinh dưỡng), bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió; thời gian phơi bãi không quá 4-5 giờ/ngày; độ mặn thích hợp từ 15-25 phần nghìn... Khuyến cáo người dân không thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng 1-3 Âm lịch.

Với nuôi thủy sản nước ngọt, người nuôi cần chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ đồng thời giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn người nuôi có kế hoạch thả giống phù hợp, không nên thả giống vào thời điểm khô hạn và bị xâm nhập mặn.

Các địa phương theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, đặc biệt là quản lý thức ăn, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất… để tăng sức đề kháng; tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên.

Đối với cá tra, cá lăng nha, khi độ mặn có khả năng tăng cao trên 8 phần nghìn và kéo dài 5-7 ngày hạn chế cho ăn, có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.

Đối với nuôi tôm nước lợ cần gia cố bờ, cống để tránh hiện tượng rò rỉ, thẩm lậu, có ao lắng đúng quy cách, thực hiện biện pháp an toàn sinh học trước khi thả tôm và giữ môi trường bền vững, hạn chế mất nước và thay nước khi môi trường nuôi ổn định.

Những ao nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh cần duy trì mực nước trong ao tối thiểu 1,3-1,5m, nếu cần cấp bổ sung nước thì phải lấy nước từ ao lắng, xử lý trước khi cấp vào ao nuôi. Cung cấp lượng thức ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ, giảm 15-30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng...

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 02/03/2022
Bích Hồng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 18/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 12:53 18/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 12:53 18/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 18/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 12:53 18/12/2024
Some text some message..