Na Uy: Từ chất thải của trang trại cá hồi trở thành năng lượng và phân bón

American Aquafarms, một công ty thủy sản Hoa Kỳ, đang lên kế hoạch xây dựng một trang trại nuôi cá hồi khép kín ngoài khơi vùng biển Maine.

trang trại nuôi cá hồi
Trang trại nuôi cá hồi của American Aquafarms theo dự kiến.

Theo lãnh đạo công ty này, đây sẽ là mô hình nuôi thân thiện và có thể tận dụng được thế mạnh của vùng nước sâu tại tiểu bang vùng New England này.

Theo đó, American Aquafarms đã đạt được một thỏa thuận với Hyperthermics AS (một công ty công nghệ sinh học của Na Uy) về việc sử dụng các chất thải của trang trại cá để chuyển đổi thành năng lượng và phân bón. Với quy mô trang trại lên tới 36.000 tấn/năm cá hồi thương phẩm cùng với việc áp dụng mô hình khép kín giúp giảm được sự hao hụt cá, loại bỏ mối nguy từ rận biển thì dự án này được hứa hẹn sẽ giúp nhà sản xuất cá hồi của Mỹ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và hơn thế nữa là tạo ra một tiêu chuẩn mới cho ngành sản xuất cá hồi ở Hoa Kỳ. 

trang trại cá hồi
Sản lượng cá hồi của trang trại lên đến 36.000 tấn/năm. Ảnh minh họa Salmones Camanchaca. 

Trang trại của American Aquafarms được thiết kế để có thể thu gom được chất thải từ lồng nuôi và sau đó vận chuyển trực tiếp vào bờ để gộp chung lại với các phụ phẩm khác từ nhà máy chế biến, qua đó hướng tới mục tiêu giảm thiểu các phác thải và các tác động tiêu cực khác tới vùng biển Maine. Hyperthermics AS với thế mạnh và kinh nghiệm về phương tiện công nghệ sinh học trong chuyển hóa chất thải hữu cơ thành năng lượng tái tạo (chẳng hạn như khí sinh học và protein sinh khối) sẽ chịu trách nhiệm cho các công nghệ xử lý sau đó. 

CEO of American Aquafarms
Ông Mikael Rønes- Giám đốc điều hành của American Aquafarms. Ảnh Supplied

Ông Mikael Rønes, Giám đốc điều hành của American Aquafarms giải thích về dự án này: “Chúng tôi đặt ra chiến lược sản xuất cá hồi một cách bền vững, nên việc tận dụng các nguồn chất thải từ trang trại nuôi như phân và thức ăn thừa là rất quan trọng. Song song với việc hạn chế chất thải ra môi trường biển, việc tạo ra được các nguồn tái tạo từ chất thải góp phần không nhỏ vào khâu vận hành của chúng tôi, kể cả ở trại nuôi và nhà máy chế biến. American Aquafarms đang rất nỗ lực trong việc liên hệ các bên liên quan để dự án này được phê duyệt trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, ông Stig Amdam, giám đốc bán hàng của Hyperthermics AS cho biết thêm: “Hai bên đã có những thảo luận rất kỹ càng về dự án này. Tôi rất ấn tượng với tầm nhìn của American Aquafarms đối với việc tăng cường tính bền vững cho ngành nuôi cá hồi, cùng với sự quan tâm của họ đến công nghệ của chúng tôi. Chúng tôi tin tưởng rằng sự hợp tác này có thể mang lại một xu hướng xanh cho ngành công nghiệp cá hồi cũng như các đối tượng khác trong bối cảnh lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang đạt được những bước tiến lớn để hướng tới các mô hình xanh và sạch hơn.”

Dự án trang trại cá hồi khép kín này cũng hứa hẹn cũng sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động địa phương, những người đã chịu cảnh thất nghiệp hơn một năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Ngoài ra, American Aquafarms cho biết thêm các sản phẩm của họ được sản xuất và phân phối chủ yếu tại thị trường nội địa nên có thể giảm được một phần nào đó nguồn carbon phác thải trong quá trình vận chuyển. 

Đăng ngày 25/02/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:13 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:13 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:13 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:13 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:13 23/12/2024
Some text some message..