Tăng hệ miễn dịch cho tôm bằng chế phẩm từ hạt bơ

Tận dụng nguồn phế phẩm hạt bơ, nhóm tác giả Trường Đại học Sư phạm TPHCM đã tạo ra chế phẩm polyphenol dạng bột, có thể sử dụng làm thức ăn nhằm năng tăng cường hệ miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng.

Bơ
Tận dụng nguồn phế phẩm hạt bơ có thể sử dụng làm thức ăn nhằm năng tăng cường hệ miễn dịch cho tôm thẻ chân trắng. Ảnh: Báo Thanh Niên

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được xem là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng bệnh dẫn đến tôm nuôi chết hàng loạt. Những năm gần đây, xu hướng bổ sung các chất giàu polyphenol (chống viêm, chống ô xy hóa tốt) có nguồn gốc tự nhiên nhằm cải thiện tăng trưởng, sức khỏe và phòng chống bệnh cho vật nuôi, thủy sản được chú trọng. Trong đó, các chất chống oxy hóa có nguồn gốc từ thực vật, không chỉ có khả năng ngăn chặn quá trình oxy hóa chất béo, protein trong thức ăn thủy sản, mà còn có thêm nhiều khả năng như kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tăng trưởng, tỷ lệ sống ở vật nuôi, thủy sản.

Trong hạt bơ có nguồn polyphenol cao, với các nhóm hợp chất đa dạng, nhiều hoạt tính sinh học, có thể sử dụng như các phụ gia thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phụ phẩm hạt bơ còn chưa được tận dụng.

Lợi ích từ hạt bơTrong hạt bơ có nguồn polyphenol cao, với các nhóm hợp chất đa dạng, nhiều hoạt tính sinh học. Ảnh: Sức khỏe

Trong đề tài “Nghiên cứu điều chế sản phẩm polyphenol từ hạt bơ (Persea americana Mill) nhằm nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus Vannamei)”, nhóm tác giả của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã thu thập hạt bơ tại Đắc Nông, đem rửa sạch, sấy khô, sau đó chiết xuất polyphenol. Để điều chế sản phẩm polyphenol dạng bột, ngoài polyphenol được trích lý từ hạt bơ, nhóm phối trộn thêm bột bắp, bột mỳ.

Chế phẩm polyphenol từ hạt bơ có những ưu điểm như tổng hàm lượng polyphenol cao (TPC >2.000 mgGAE/100 g DW), có hoạt tính sinh học như ức chế gốc tự do DPPH (IC50 <30 µg/mL), ức chế Vibrio parahaematolycus (MIC, <150 µg/mL), đạt chỉ tiêu kim loại nặng và vi sinh (QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn thủy sản).

Thử nghiệm trên các mô hình nuôi tôm trong bể composite, bể kính trong 2 tháng cho thấy, tôm ăn thức ăn phối trộn chế phẩm polyphenol có tỷ lệ sống cao hơn 20% so với tôm đối chứng (sử dụng thức ăn thông thường) và có hiệu quả tương đương với sản phẩm BM, khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaematolycus.

Chế phẩm từ hạt bơChế phẩm polyphenol từ hạt bơ. Ảnh: bazaarvietnam.vn

Kết quả phân tích thành phần hóa học của tôm nấu chín cho thấy, không có sự thay đổi lớn ở các thành phần như độ ẩm, protein, lipid, tro và canxi khi tôm nuôi được cho ăn các thức ăn có hoặc không có thành phần polyphenol. Các thuộc tính màu, mùi, vị của tôm trong thí nghiệm này hầu như không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức - TS Phan Thị Anh Đào, Chủ nhiệm đề tài, cho biết. Điều này chứng tỏ, khi bổ sung chế phẩm polyphenol hoặc chế phẩm BM hoặc không bổ sung bất kỳ chế phẩm nào đều không làm biến đổi đến thuộc tính cảm quan cũng như thay đổi cấu trúc cơ thịt tôm.

Theo TS Phan Thị Anh Đào, chế phẩm polyphenol từ hạt bơ có thành phần polyphenol tổng cao, chứa nhiều các hoạt chất có hoạt tính sinh học tốt. Vì vậy, nên mở rộng ứng dụng của chế phẩm này như phối trộn trong thức ăn cho gia cầm, gia súc, nghiên cứu các hoạt tính sinh học khác như ung thư. Đồng thời, cần tiếp tục thử nghiệm trên ao, đầm nuôi tôm.

Đề tài nghiên cứu của nhóm tác giả đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu.

Báo Khoa học và Đời sống
Đăng ngày 04/01/2023
Kiều Anh
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:48 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:48 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:48 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:48 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:48 20/04/2024