Thanh Hóa sinh sản nhân tạo giống ngao trắng thành công

Ngao trắng (Meretrix lyrata) là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, nhưng trước đây loài này phân bố nhiều ở vùng ven biển các tỉnh phía Nam, như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau...

Ao nuôi ngao sinh sản
Ao nuôi ngao sinh sản tại xã Hoằng Thanh (Hoằng Hóa).

Những năm gần đây, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa, đóng tại xã Hoằng Thanh, huyện Hoằng Hóa (nay sáp nhập vào Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ vật nuôi Thanh Hóa) đã thực hiện thành công đề tài “Sản xuất nhân tạo giống ngao trắng trong ao”.

Trước đây, người nuôi ngao muốn nuôi ngao trắng, phải vào tận các tỉnh miền Tây Nam bộ mua giống, hoặc qua các thương lái. Thời gian đi xa vừa mất nhiều chi phí vận chuyển, lại bị thay đổi khí hậu nên sức khỏe ngao giống giảm nhiều khi thả, thậm chí bị chết gây thiệt hại kinh tế. Nhận thấy sản xuất giống ngao trắng ở Thanh Hóa nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung là cần thiết và rất tiềm năng nên các kỹ sư của Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa đã nghiên cứu để nuôi ngao sinh sản ngay trong các ao nuôi ven biển ở xã Hoằng Thanh.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các cán bộ, kỹ sư ở đây đã cho triển khai đề tài khoa học này. Ban đầu, trung tâm đã cho xây dựng mới hệ thống ao sinh sản gồm 10 ao nuôi với diện tích 200m2/ao và 2 ao chứa với diện tích 500m2. Các ao đều có hệ thống cấp khí, hệ thống mái che, trải bạt gần giống như nuôi tôm công nghiệp. Đồng thời, với các ao nuôi, trung tâm cũng xây dựng các nhà nuôi tảo để chủ động nguồn thức ăn cho ngao. Ngao bố mẹ đến thời kỳ sinh trưởng hợp lý, được thả vào ao nuôi có mật độ 50 kg/10m2 ao, được kích thích cho sinh sản.

Với nguồn nước biển được lắng lọc đủ điều kiện nuôi ngao, hạn chế tối đa mầm bệnh, ngao con đến nửa tháng tuổi được cho ăn tảo lấy từ nhà ương nuôi tảo Nanochloropsis occulata. Ngao giống giai đoạn từ nửa tháng đến giống cấp 1, sử dụng thêm nguồn thức ăn tự nhiên từ nước biển bằng chế độ thay nước 40% lượng nước trong ao, thay 2 ngày/1 lần.

Sau nhiều năm, trung tâm đã chiếm lĩnh được công nghệ cho ngao sinh sản trong ao nuôi và là nơi đầu tiên ở miền Bắc sản xuất đại trà giống ngao trắng này trong ao ngay trên đất Bắc. Sinh sản nhân tạo giống ngao trắng trong ao được coi là giải pháp công nghệ mới có chi phí đầu tư hạ tầng thấp, giá thành sản phẩm giảm, có khả năng sản xuất số lượng ngao giống lớn nên có thể áp dụng sản xuất thương mại. Từ đó, người nuôi ngao ở Thanh Hóa và các tỉnh lân cận hầu như không phải lặn lội vào các tỉnh phía Nam để nhập ngao giống mỗi năm. Đa phần ngao nuôi tại các vùng biển trong tỉnh hiện nay đều được sản xuất giống hoặc chuyển giao kỹ thuật sản xuất từ trung tâm giống thủy sản lớn nhất khu vực Bắc Trung bộ này.

Với năng lực về cơ sở hạ tầng và trình độ chiếm lĩnh công nghệ hiện nay, mỗi năm, Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa có thể sản xuất được từ 600 triệu đến 1 tỷ con giống ngao trắng. Theo tính toán từ trung tâm, chỉ cần thả 500 triệu con giống, có thể đáp ứng nhu cầu giống cho khoảng 600 ha nuôi ngao. Công suất sản xuất giống tối đa của trung tâm hiện nay có thể phục vụ cung ứng giống cho hơn 1.200 ha nuôi ngao.

Đến nay, ngao trắng đã trở thành đối tượng nuôi chủ lực ở vùng triều Thanh Hóa, góp phần cải thiện thu nhập, làm giàu cho bộ phận cư dân ven biển. Đây cũng chính là đối tượng nuôi được ngành nông nghiệp tỉnh nhà xác định là con nuôi chính trong phát triển thủy sản. Từ đó, người nuôi ngao xứ Thanh có thu nhập hàng trăm tỷ đồng mỗi năm từ bán ngao thương phẩm.

Đề tài thành công đã góp phần đa dạng hóa loài nuôi, chủ động cung cấp nguồn giống cho người nuôi ngao tại Thanh Hóa. Nghiên cứu thành công công nghệ sản xuất ngao giống trong ao, ngoài việc cung cấp được nguồn giống chủ động cho người nuôi, cũng giảm áp lực quá trình thu gom con giống từ tự nhiên, giảm ảnh hưởng sinh thái dọc theo bờ biển Thanh Hóa.

Hiện nay, trên khắp các chợ vùng quê đến đô thị, từ đồng bằng đến vùng cao, ngao trắng thương phẩm đã có mặt. Ngao đã được đưa vào thực đơn của nhiều gia đình một cách thường xuyên. Đa phần là ngao trắng, được nuôi ở các mô hình trong và ngoài tỉnh. Điều đó phải kể đến thành công trong sản xuất giống ngao này của Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất giống thủy sản Thanh Hóa, đã giúp ngành thủy sản tỉnh nhà, giúp các chủ nuôi ngao chủ động được nguồn giống. Một đề tài đã thành công và đi vào thực tiễn, tạo nên bước ngoặt cho nghề nuôi trồng thủy sản, mà cụ thể là nuôi ngao ở xứ Thanh.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 15/12/2020
Lê Đồng
Nuôi trồng

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 19:41 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 19:41 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 19:41 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 19:41 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 19:41 25/04/2024