Thủ phủ tôm hùm gượng dậy vào vụ mới

Trận bão lũ vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân nuôi trồng thủy hải sản ở thủ phủ tôm hùm Sông Cầu (tỉnh Phú Yên). Khó khăn chất chồng thêm lên đôi vai người dân nuôi tôm cá Sông Cầu. Dù hầu hết hộ nuôi lâm vào cảnh trắng tay, nhưng họ vẫn nỗ lực vay mượn để khắc phục, gắng gượng bước vào vụ tôm mới, kỳ vọng trả bớt nợ.

tôm hùm Sông Cầu
Thủ phủ tôm hùm Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) những ngày bỏ lồng tan tác.

Không đủ cơ sở để hưởng chính sách hỗ trợ

Vẫn với tâm trạng lo buồn nhưng có phần tự tin hơn trước, vợ chồng ông Trần Văn Cơ (52 tuổi, phường Xuân Thành, thị xã Sông Cầu) cho biết, ông vừa phải bán đi một lô đất rộng gần 500m² lấy 500 triệu đồng để trả tạm các khoản nợ nóng. Trả được nợ, vơi bớt nỗi lo, vợ chồng ông Cơ bắt đầu khôi phục lại nghề nuôi tôm. Trận lũ sau cơn bão số 12 đã cướp trắng của vợ chồng ông Cơ 1,1 tỷ đồng. Sau hoạn nạn, ông Cơ lặng lẽ chạy vạy vay mượn họ hàng, xóm làng thêm 400 triệu đồng để mua tôm hùm giống, vào vụ mới.

“Ở đây, không nuôi tôm cá thì chẳng biết lấy nghề gì để sống hết. Mong rằng, vụ tôm năm tới trời thương tình đừng hành thiên tai để gia đình tôi có cơ hội vực dậy”, ông Cơ hy vọng. Cạnh nhà ông Cơ, còn có hộ anh Trần Yêm (42 tuổi) và Trần Yên (45 tuổi) và trên 60 hộ khác đều là nạn nhân của trận lũ sau bão số 12. Những ngày sau cơn lũ, người nuôi tôm cá ở Xuân Thành vẫn âm thầm giúp đỡ nhau khắc phục thiệt hại, gượng dậy làm lại từ đầu. 

Tại làng tôm hùm Phước Lý, ông Nguyễn Ngọc Cường (60 tuổi) có gần 25 năm đeo đuổi nghề nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài và chịu đựng không biết bao nhiêu ngọt bùi, cay đắng của nghề. “Càng lúc, nghề nuôi tôm ở Sông Cầu càng khó khăn. Không thiệt hại vì thiên tai thì cũng dịch bệnh, ô nhiễm, thị trường…”, ông Cường thở dài.

Theo UBND thị xã Sông Cầu, bão số 12 kéo theo lũ đã cướp mất gần 90 tỷ đồng của 329 hộ nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài. Nhiều hộ dân rơi vào cảnh trắng tay. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra, giám định thiệt hại thì địa phương xác định, các hộ dân nuôi tôm hùm bị thiệt hại không đủ cơ sở để hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Chủ tịch UBND phường Xuân Thành Nguyễn Văn Hùng cho biết, dịch chưa qua, mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại nặng nề cho các hộ dân, có hộ bị lũ cuốn chết cả tấn tôm hùm, thiệt hại hàng tỷ đồng.

“Do người dân nuôi tôm hùm tự phát, tự lấn chiếm vùng mặt nước giữa vịnh Xuân Đài nên khi giám định thiệt hại không đủ cơ sở để kiến nghị Trung ương hỗ trợ. Trước mắt, chúng tôi chỉ đề xuất cấp trên tác động phía ngân hàng để có chính sách cho vay thêm, giảm lãi suất để các hộ dân phục dựng lại nghề nuôi tôm, vớt vát nợ nần”, ông Hùng cho biết. 

Xây dựng ngành nuôi trồng thủy sản bền vững

 Mới đây, Bộ NN-PTNT đã ban hành đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025. Phú Yên sẽ phát triển nuôi tôm hùm với 2 hình thức nuôi bằng lồng trên biển và nuôi trong hệ thống tuần hoàn trên bờ, tập trung vào 2 vùng nuôi là vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, với tổng số 45.000 lồng (khoảng 405.000m³).

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Trần Hữu Thế cho biết, địa phương đã chỉ đạo Sở NN-PTNT khẩn trương nghiên cứu, thực hiện theo đề án của Bộ NN-PTNT và sớm lập đề án tổng thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030. Làm sao để quyết tâm xây dựng được ngành nuôi trồng thủy sản bền vững, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng về các thiệt hại do bão lũ gây ra cho người nuôi thủy sản ở Sông Cầu, ông Thế cho biết, tỉnh sẽ nghiên cứu để có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp nhất để giúp người dân vượt qua khó khăn trước mắt. 

Về phía địa phương, để khắc phục các bất cập, từ năm 2018 thị xã Sông Cầu đã có nghị quyết về phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững.

Theo Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu Lâm Huy Dũng, trong kế hoạch, tháng 10-2021, địa phương sẽ tập trung giải tỏa toàn bộ lồng bè nuôi trồng thủy hải sản không theo phương án sắp xếp đã được phê duyệt trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông. Trong giai đoạn 2020-2025, địa phương sẽ thực hiện xong phạm vi quy hoạch chỉ cho nuôi trồng thủy sản trên 1.000ha mặt nước (747ha vịnh Xuân Đài; 253ha đầm Cù Mông), đưa nghề nuôi thủy sản Sông Cầu đi vào trật tự. 

Tuy vậy, nhiều người lo ngại, việc thiết lập lại trật tự cho thủ phủ tôm hùm Sông Cầu là việc rất khó thực thi và cần có kế hoạch dài hạn. Trong đó, nếu không đảm bảo sinh kế cho hàng ngàn người dân thì không thể đưa nghề nuôi thủy sản địa phương này phát triển bền vững.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 15/01/2021
Ngọc Oai
Nuôi trồng

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 15:23 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 15:23 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 15:23 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:23 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 15:23 23/04/2024