Thức ăn phù hợp trong ương nuôi ba khía

Nghiên cứu mới đây được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung các loại thức ăn khác nhau trong môi trường nước xanh và nước trong đến sinh trưởng và tỷ lệ sống ba khía trong giai đoạn ương giống, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất giống loài ba khía.

Thức ăn phù hợp trong ương nuôi ba khía
Nuôi ba khía. Ảnh: TTXVN

Ba khía là loài đặc sản và có giá trị tốt ở đồng bằng sông Cửu Long. Ba khía có tên khoa học là Sesarma mederi thuộc họ Searmidae. Ba khía có hình dạng gần giống con còng nhưng kích thước lớn hơn khoảng 4 – 5 cm và nặng trung bình khoảng 20 – 30 g. Trên lưng của ba khía có ba gạch đặc trưng của loài. Tính ăn của ba khía biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Giai đoạn ấu trùng ba khía thích ăn thực vật và động vật phù du. Ba khía con chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyễn thể, cá hay ngay cả xác chết động vật . Ba khía có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm. Ấu trùng có thể lột xác trong vòng 1 – 2 ngày /lần. Ba khía lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. 

Trong những năm gần đây, ba khía được khai thác quá mức ở các vùng ven biển Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh... và có nguy cơ cạn kiệt trong thời gian sắp tới gây mất cân bằng sinh thái.Vì vậy việc nghiên cứu tìm ra qui trình sản xuất giống là rất cần thiết nhằm cung cấp con giống cho người nuôi đồng thời còn giúp bảo tồn nguồn lợi. 

Nghiên cứu của Châu Tài Tảo và Trần Ngọc Hải, 2017 được thực hiện nhằm xác định loại thức ăn và môi trường ương thích hợp cho từng giai đoạn của ấu trùng ba khía.

Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm chia làm 2 giai đoạn: 

 Giai đoạn 1: Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 gồm 6 nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau và mật độ 300 con/L. 

thức ăn ba khía, thức ăn cho ba khía, sản xuất giống ba khía

 Giai đoạn 2: Ương ấu trùng ba khía từ Zoea-4 đến ba khía-1 gồm 6 nghiệm thức với các loại thức ăn khác nhau và mật độ 100 con/L, nguồn Zoea-4 được lấy từ 1 bể ương chung 2 m2.

thức ăn ba khía, thức ăn cho ba khía, sản xuất giống ba khía

Tảo Chlorella từ hệ thống nước xanh-cá rô phi được cấp vào bể nước xanh với mật độ 60.000 tế bào/mL trước khi bố trí ấu trùng. Hệ thống nước xanh không được thay nước và tảo được duy trì mật độ trong bể ương từ 60.000 đến 70.000 tế bào/L trong suốt quá trình ương nuôi. Mật độ tảo trong các bể ương ở hệ thống nước xanh được định kỳ kiểm tra 3 ngày 1 lần. 

Đối với hệ thống nước trong định kỳ 3 ngày siphon và thay nước 1 lần, mỗi lần thay 20% nước bể ương. Mỗi ngày cho ấu trùng ba khía ăn 8 lần, cách 3 giờ cho ăn một lần. Thức ăn được cho ăn xen kẽ nhau giữa mỗi lần ăn theo từng nghiệm thức. Lượng luân trùng cho ăn 10 con/mL/lần, Artemia: 2g/m3/lần và thức ăn nhân tạo (Frippak-150 và lansy-PL): 0,5 g/m3/lần.

Kết quả: 

Nếu ương ấu trùng ba khía từ Zoea-1 đến Zoea-4 với loại thức ăn C và ương từ Zoea-4 đến ba khía-1 bằng loại thức ăn D thì chỉ số biến thái, tăng trưởng về chiều dài, tỷ lệ sống và năng suất của ba khía là tốt nhất khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại và không có khác biệt nhiều giữa hệ thống nước trong và nước xanh.

Ở Việt Nam trước tình hình khai thác quá mức làm cho nguồn lợi thủy sản đang dần cạn kiệt và có nguy cơ mất cân bằng sinh thái.Vì vậy, kết quả từ nghiên cứu cung cấp thông tin cơ sở vào ương nuôi ba khía nhằm cung cấp con giống cho người nuôi đồng thời còn giúp bảo tồn nguồn lợi.

Tạp chí khoa học đại học Cần Thơ. Tập 53, Phần B (2017).


Đăng ngày 31/08/2019
NHƯ HUỲNH Tổng Hợp
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:24 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:24 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:24 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:24 29/03/2024