Việt Nam phát hiện ba loài ếch cây mới

Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, các nhà khoa học của Viện phối hợp với các nhà khoa học người Nga và Đức đã phát hiện và mô tả ba loài ếch cây mới tại Lào Cai và Hà Giang.

Ếch cây văn bàn Rhacophorus vanbanicus ngoài tự nhiên.
Ếch cây văn bàn Rhacophorus vanbanicus ngoài tự nhiên.

Dựa trên phân tích hình thái, di truyền phân tử và âm sinh học, nhóm các nhà nghiên cứu của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam và các nhà nghiên cứu của Viện Động vật Xanh-pê-téc-bua, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và các nhà khoa học Vườn thú Cologne, Đức đã phát hiện và mô tả ba loài ếch cây mới gồm Rhacophorus vanbanicus, Zhangixalus franki và Zhangixalus jodiae.

Loài ếch cây văn bàn Rhacophorus vanbanicus Kropachev, Orlov, Ninh, and Nguyen, 2019 được đặt tên theo địa điểm thu mẫu chuẩn tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, Việt Nam ở độ cao 900m với sinh cảnh rừng thường xanh trên núi đá độ ẩm cao với sương mù và mưa phùn xuất hiện thường xuyên.

Ếch cây văn bàn có đặc điểm lưng màu nâu với hai sọc xanh trên lưng từ sau mắt đến bẹn và tạo thành hình tam giác màu xanh ở đầu, mặt dưới hai đùi màu vàng cam với 5-7 nốt sần màu đen đặc trưng. Loài này có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể ở cá thể đực trưởng thành khoảng 34,8 mm, chiều rộng đầu nhỏ hơn chiều dài đầu.

Phát hiện này được công bố trên tạp chí chuyên ngành Russian Journal of Herpetology.


Zhangixalus jodiae ngoài tự nhiên (bên trái), và chi trước và chi sau (bên phải). 

Loài ếch cây jô-đi Zhangixalus jodiae Nguyen, Ninh, Orlov, Nguyen, and Ziegler, 2020 được đặt theo tên của Tiến sĩ Jodi Rowley - Bảo tàng Australia với những đóng góp xuất sắc của bà trong việc nghiên cứu về phân loại lưỡng cư ở châu Á. Loài này được phát hiện tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.

Về hình thái, loài mới có kích thước trung bình chiều dài cơ thể trong khoảng 36,1-39,8 mm, chiều rộng và chiều dài đầu tương đương nhau, mút mõm tròn, có răng lá mía; chi trước và chi sau có màng bơi; lưng màu xanh không có đốm, nách màu kem với đốm đen lớn, bẹn và phần trước-sau của đùi có các đốm đen và cam xen kẽ.

Về di truyền, loài mới nằm trên cùng nhánh với Z. nigropunctautus, Z. yaoshanensis, Z. pinglongensis và Z. chenfui. Z. jodiae có khoảng cách di truyền gần gũi nhất với Z. pinglongensis là 3,57%. Âm sinh học được ghi lại ở nhiệt độ 17,3-20,9 độ C với mỗi tiếng kêu kéo dài 1,1 giây và gồm có sáu nốt, mỗi nốt khoảng 6 mili giây, khoảng cách giữa hai nốt khoảng 15 mili giây. Tần số trội là 2.0kHz. Các nốt của tiếng kêu có biên độ thay đổi, trong đó nốt cuối cùng có biên độ nhỏ nhất so với các nốt còn lại.

Phát hiện về loài ếch mới này được công bố trên tạp chí Journal of Natural History.


Mẫu chuẩn loài Zhangixalus franki (A & B) và hình vẽ màng bơi chi trước và chi sau (C).

Loài ếch cây frank - Zhangixalus franki Ninh, Nguyen, Orlov, Nguyen, and Ziegler, 2020 được đặt theo tên của cố Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ thú y, nhà bảo tồn lưỡng cư Frank Mutschmann người Đức để vinh danh và ghi nhận sự hỗ trợ của ông đối với các dự án nghiên cứu và bảo tồn động vật lưỡng cư ở Việt Nam.

Loài mới có thể phân biệt với các loài khác trong giống Zhangixalus dựa trên tổ hợp các đặc điểm sau: cơ thể có kích thước lớn (từ 77,9-85,8 mm ở con đực), mặt lưng màu xanh với các đốm nhỏ màu nâu đậm, có sọc màu trắng ngăn cách mặt trên và mặt dưới cơ thể, tuyến mang tai phát triển. Loài này được phát hiện ở độ cao 1.300m tại huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Sinh cảnh đặc trưng là rừng thường xanh nhiệt đới trên núi. Về di truyền, loài mới nằm cùng nhánh có quan hệ gần gũi nhất với loài Z. duboisi, khoảng cách di truyền giữa hai loài khoảng 2,51%.

Phát hiện về loài này được công bố trên tạp chí European Journal of Taxonomy.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 28/04/2021
Trà Lam
Sinh học

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 07:45 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 07:45 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 07:45 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 07:45 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 07:45 25/04/2024