Vụ tôm mới - “4 bước” để bắt đầu

Thời điểm chuẩn bị thả nuôi vụ tôm mới, bà con cần tuân thủ chặt chẽ quy trình và kỹ thuật nuôi như: Căn cứ theo lịch thời vụ, chọn đúng thời điểm thả con giống; nuôi tôm đúng theo quy trình kỹ thuật để tăng cường sức đề kháng cho tôm…

Cần chọn tôm giống tốt trước khi thả nuôi - Ảnh: Thanh Cường
Cần chọn tôm giống tốt trước khi thả nuôi - Ảnh: Thanh Cường

Thả tôm đúng thời điểm

Bên cạnh khuyến cáo lịch thời vụ của các sở ngành địa phương, bà con nên thả tôm khi thời tiết ấm hẳn, nhiệt độ dao động giữa ngày và đêm thấp để đảm bảo tỷ lệ sống, sức khỏe và tăng trưởng của tôm nuôi. Tránh thả tôm khi thời tiết đầu vụ có nhiệt độ thấp như hiện nay. Thả nuôi theo lịch thời vụ sẽ hạn chế được những rủi ro về con giống, thời tiết làm ảnh hưởng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm nuôi và ảnh hưởng đến các hộ nuôi lân cận khi có bệnh xảy ra.

Chọn tôm giống

Chất lượng tôm giống hiện nay vẫn chưa ổn định và khó kiểm soát, vì vậy, người nuôi nên lựa chọn những đại lý, cơ sở có uy tín, hoặc nên tập hợp lại với nhau thành nhóm và cử đại diện tiến hành đến trại sản xuất tự lấy mẫu tôm, gửi mẫu phân tích PCR để loại bỏ mẫu tôm nhiễm bệnh. Tuyệt đối không thả tôm chưa qua xét nghiệm.

Áp dụng quy trình nuôi an toàn sinh học

Nhằm giảm bệnh cho tôm nuôi, giảm sử dụng hóa chất kháng sinh, người nuôi cần áp dụng quy trình phòng bệnh tổng hợp như: Phải có ao lắng để dự trữ nước dự phòng, không nên thả mật độ quá cao, mỗi năm chỉ nên nuôi 1 vụ để việc cải tạo và xử lý ao được triệt để, đồng thời có thời gian dài để cách ly mầm bệnh và đảm bảo tính bền vững cho cả vùng nuôi. Ngoài ra, cần kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; quản lý thức ăn chặt tránh dư thừa, sử dụng men vi sinh hợp lý để hạn chế ô nhiễm hữu cơ, hạn chế tảo nở hoa làm suy thoái môi trường ao nuôi khiến tôm dễ nhiễm bệnh; bổ sung chất tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Xử lý ao nuôi

Bà con cần phải sên vét lại ao nuôi, loại bỏ lớp bùn đen ra khỏi ao (đối với ao cũ). Sau đó, tiến hành bón vôi CaO hoặc CaCO3 với liều lượng khuyến cáo từ 700 - 1.000 kg/ha (pH đất > 6), phơi ao 7 - 10 ngày để xử lý hết mầm bệnh của vụ nuôi trước. Trong quá trình lấy và xử lý nước: Bà con cần có ao lắng với tỷ lệ khoảng 30% tổng diện tích chủ động việc cấp nước vào ao nuôi. Nước cấp vào ao nuôi phải qua túi lọc và xử lý thông qua ao lắng bằng cách để nước 3 - 5 ngày kết hợp với quạt nước để trứng giáp xác nở hết, sau đó tiến hành diệt tạp bằng saponin, diệt khuẩn, virus trong ao bằng Chlorine Formol hoặc thuốc tím (KMnO4).

Việc gây màu nước: Bà con có thể sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần chủ yếu như các vi sinh vật có lợi (nhóm Bacillus subtilis, Lactobacillus...), các vitamin, axit amin thiết yếu theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối với những ao khó gây màu có thể sử dụng các chế phẩm sinh học kết hợp với bón phân urê (2 - 3 kg/1.000 m3), bột cá (0,5 - 1 kg/1.000 m3) liên tục vài ngày đến khi ao nuôi đạt các tiêu chuẩn như độ trong (30 - 40 cm), pH (7,5 - 8,5), độ kiềm (80 - 120 ppm), khí độc (< 0,1 ppm)... tạo cho ao nuôi có màu xanh lục, vàng khuê thì có thể tiến hành thả tôm giống.

>> Để đảm bảo vụ nuôi 2013 thắng lợi: Cần tập trung tối đa nguồn lực nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh; tổng kiểm tra chất lượng chế phẩm sinh học trên thị trường; kiểm soát chặt chẽ chất lượng con giống, rà soát điều kiện sản xuất các trại tôm giống; tổ chức lại hệ thống thống kê và dự báo…

thuysanvietnam.com.vn/
Đăng ngày 07/03/2013
Mai Anh
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 03:45 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 03:45 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 03:45 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 03:45 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 03:45 08/11/2024
Some text some message..