Xuất khẩu thủy sản tập trung 3 “mũi nhọn”: EU - Mỹ - Châu Á

Tính đến hết tháng 6/2018, tổng XK thủy sản đạt 3,98 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu tôm Việt Nam tập trung 3 “mũi nhọn”: EU - Mỹ - Châu Á
Chế biến tôm xuất khẩu. Ảnh: Báo Ảnh Đất Mũi

Trong đó, giá trị XK hầu hết các nhóm sản phẩm XK chính đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2017: XK tôm tăng 5,1%; cá tra tăng 19,9%; cá ngừ tăng 11,7%; cá các loại khác tăng 12,6%, nhuyễn thể tăng 7,9%; cua ghẹ và giáp khác khác tăng 4,7%. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu XK của toàn ngành từ 9-10 tỷ USD trong năm nay, các DN phải có nỗ lực vượt bậc mới có thể cán đích này.


EU - Mỹ - Nhật Bản

EU: 6 tháng đầu năm 2018, tổng giá trị XK sang thị trường EU đạt 706,5 triệu USD, chiếm 17,7% tổng giá trị XK và tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2017. Nửa đầu năm nay, nhờ giá trị XK tôm và cá ngừ sang EU tăng trưởng tốt nên tổng XK sang thị trường này đạt mức cao nhất. Cho đến nay, EU là thị trường XK hàng đầu của thủy sản Việt Nam. XK tôm sang thị trường EU trong nửa đầu năm nay đạt mức tăng trưởng dương liên tiếp trong tất cả các tháng là do các DN tôm Việt Nam đang tận dụng tốt các ưu đãi về thuế quan của thị trường này. Hơn nữa, đối thủ chính của tôm Việt Nam là tôm Ấn Độ vẫn tiếp tục gặp khó khăn do chịu chế độ kiểm tra 50% các lô hàng NK tại biên giới các nước EU. Với cá ngừ, trong 6 tháng đầu năm nay, XK thăn, phile cá ngừ đông lạnh của Việt Nam sang EU tăng hơn 31% , sản phẩm cá ngừ chế biến khác cũng tăng mạnh hơn 305% so với cùng kỳ. Do đó, tổng giá trị XK cá ngừ sang EU trong nửa đầu năm nay đạt 71,1 triệu USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước.

Mỹ: Hai quý đầu năm 2018, Mỹ là thị trường XK cá ngừ lớn nhất; thị trường lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam và thị trường XK lớn thứ 4 của DN tôm Việt Nam. Mặc dù, giá trị XK cá ngừ sang thị trường này giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước do giá cá ngừ thế giới giảm nhưng tình hình XK vẫn đang tiến triển tương đối tốt. Ngược lại, với sản phẩm cá tra Việt Nam XK sang Mỹ, giá nguyên liệu trong nước tăng , các DN tranh thủ xuất hàng trong thời điểm cá rô phi Trung Quốc đang bị sụt giảm thị phần từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang đà leo thang. Các DN XK thủy sản Việt Nam vẫn coi Mỹ là thị trường XK lớn và trọng điểm không thể đánh mất.

Nhật Bản: Tính đến hết tháng 6/2018, tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 615,5 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là thị NK sản phẩm tôm và mực, bạch tuộc lớn thứ 2 của Việt Nam. Giá trị XK tôm sang thị trường Nhật Bản trong thời gian này giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2017 nhưng nhờ nhu cầu tiêu thụ của thị trường này vẫn ở mức cao, giá XK tốt trung bình từ 11 - 14 USD/kg. Trong đó, Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất của Nhật Bản. Tính đến cuối tháng 6/2018, giá trị XK mực, bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản đạt 68,2 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với thị trường Hàn Quốc, XK mực, bạch tuộc sang Châu Á đang có triển vọng khả quan.

Trung Quốc - Hàn Quốc - ASEAN

Trung Quốc: XK tôm sang thị trường này giảm 13,2%; xuất khẩu cá ngừ giảm 43%; XK cua ghẹ và giáp xác khác giảm 7% nhưng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hong Kong tiếp tục tăng mạnh 46,7% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ trong 2 năm, XK cá tra sang Trung Quốc vượt Mỹ và EU để trở thành thị trường XK đứng đầu. Ngoài ra, XK mực, bạch tuộc sang thị trường này cũng tăng 69,7%, chả cá và surimi cũng tăng 9%, XK nhuyễn thể hai mảnh vỏ cũng tăng 38,5% so với cùng kỳ năm trước. Trung Quốc được xếp hạng vào khu vực thị trường nhiều tiềm năng của các DN XK thủy sản Việt Nam.

Hàn Quốc: Đây là thị trường XK mực, bạch tuộc hàng đầu và là thị trường XK chả cá và surimi lớn thứ 2 của Việt Nam. Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm nay, giá trị XK tôm sang thị trường Hàn Quốc cũng đạt 190,4 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc chiếm gần 37% tổng giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam và tiếp tục duy trì ở mức tăng trưởng cao trong nửa đầu năm và dự báo còn tiếp tục trong 6 tháng cuối năm.

ASEAN: Có thể thấy, ASEAN đang là thị trường chuyển hướng của nhiều DN XK thủy sản Việt Nam trong 6 tháng nửa đầu năm nay. Hầu hết nhóm sản phẩm XK sang thị trường này đều đạt mức tăng trưởng dương như: XK tôm tăng 6,3%; XK cá tra tăng 37,7%; XK cá ngừ tăng 24,5%, XK mực, bạch tuộc tăng 28,4%, nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng 0,4% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2018, ASEAN là thị trường XK mặt hàng chả cá và surimi hàng đầu của Việt Nam (cao hơn cả thị trường Hàn Quốc) với tổng giá trị đạt trên 43 triệu USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2017.

VASEP
Đăng ngày 30/07/2018
Tạ Hà
Doanh nghiệp

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 19:21 01/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 16:00 01/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 11:00 01/12/2023

"Ngày hội đen tối" tháng 11 tại Farmext eShop

Chuỗi sự kiện siêu khuyến mãi lớn nhất trong năm đã đến, và Farmext eShop không ngần ngại chi mạnh tay để mang đến cho bà con nuôi tôm cá một ngày hội mua sắm không thể bỏ lỡ.

Farmext eShop
• 16:47 21/11/2023

Dầu đinh hương chống lại nhiễm trùng ở cá rô phi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vai trò hữu ích của dầu đinh hương được sử dụng như chất kích thích miễn dịch cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Dầu đinh hương
• 03:19 07/12/2023

Liều lượng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo bao nhiêu là thích hợp cho ấu trùng tôm sú?

Tôm giống đóng vai trò then chốt cho sự thành công của một vụ nuôi. Và một trong những yếu tố quyết định chất lượng tôm giống chính là chất lượng và liều lượng thức ăn.

Tôm sú giống
• 03:19 07/12/2023

Có thể chuyển đổi khoáng vô cơ thành khoáng hữu cơ được không?

Để có thể phát triển và duy trì sức khỏe ổn đinh, tôm rất cần bổ sung các loại khoáng chất cần thiết. Chất này đóng vai trò quan trọng, vì vậy việc cung cấp đủ khoáng chất là rất cần thiết qua từng giai đoạn.

Tôm thẻ
• 03:19 07/12/2023

Người nuôi cần làm gì khi giá tôm vẫn chưa thay đổi

Với tình hình giá tôm như hiện nay, người nuôi vẫn đang trong trạng thái lo lắng vô cùng. Giá tôm nguyên liệu, đặc biệt là giá tôm thẻ chân trắng giảm sâu. Trong khi đó giá các nguyên vật liệu sản xuất lại tăng cao khiến người nuôi tôm không có lãi, thậm chí là thua lỗ nặng nề.

Thu hoạch tôm
• 03:19 07/12/2023

Hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi

Tôm rượt đuổi để ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng mà những người nuôi tôm có thể bắt gặp được trong quá trình nuôi. Tuy không phổ biến, nhưng nhìn chung đây cũng làm một điều đang lo ngại vì chưa biết rõ nguyên nhân. Hôm nay Tép Bạc sẽ cùng bà con tìm hiểu một số nguyên nhân gây nên hiện tượng tôm ăn thịt nhau nhé!.

Tôm thẻ
• 03:19 07/12/2023