Xuất khẩu tôm vừa mừng vừa lo

Xuất khẩu tôm là thế mạnh của nhiều tỉnh ở ĐBSCL. Tuy nhiên, kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra, hình hình xuất khẩu tôm gặp nhiều thách thức.

Chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu.

Giá tôm giảm

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm ở Cà Mau, từ sau Tết Nguyên đán năm 2020, giá tôm sú nguyên liệu tương đối ổn định, loại 20 con/kg giá 240.000 - 250.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng có xu hướng giảm. Cụ thể, chân trắng loại 100 con/kg giá 90.00 - 92.000 đồng/kg (giảm 10.000 - 15.000 đồng/kg). Tình hình giá tôm giảm làm người nuôi ở ĐBSCL lo lắng. Trước đó, vào năm 2019, giá tôm nguyên liệu một thời gian dài ở mức thấp khiến nhiều người chịu không nổi phải nuôi cầm chừng hoặc treo ao.

Đưa chúng tôi thăm ao tôm gần đến thời kỳ thu hoạch, ông Nguyễn Văn Phục (xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Mới 2 tuần trước giá tôm loại 100 con/kg, thương lái mua trên 100.000 đồng/kg, nhưng bây giờ giảm sâu. Dù giá thời điểm này chưa phải là thấp lắm, nhưng nếu tiếp tục giảm thì người nuôi sẽ khốn khó”.

Cà Mau và Bạc Liêu là 2 tỉnh dẫn đầu ĐBSCL về xuất khẩu tôm. Theo Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu, trong tháng 1-2020, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 62 triệu USD, tăng trên 9% so với cùng kỳ. Còn tại Cà Mau, xuất khẩu tháng 1-2020 ước đạt 58 triệu USD, tăng 8% so với cùng kỳ. Ông Trần Hoàng Em, Tổng thư ký Hội Chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau (CASEP), cho biết: Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu tôm toàn tỉnh đạt trên 1,15 tỷ USD, trong đó thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng khoảng 6%-7%, tương đương hơn 102 triệu USD. Riêng tháng 1-2020, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 6,99 triệu USD. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, nhiều nhà nhập khẩu Trung Quốc đã thông báo cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tạm dừng việc giao hàng khiến cho việc xuất khẩu gặp khó khăn.

Mới đây, Sở Công thương tỉnh Cà Mau đi khảo sát trực tiếp tình hình hoạt động của 6 công ty xuất khẩu thủy sản trên địa bàn. Các doanh nghiệp cho biết, đối với xuất khẩu hàng qua Trung Quốc bằng đường bộ hiện nay tuy có nới lỏng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng bằng đường thủy, cơ bản vẫn hoạt động bình thường, không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, sức tiêu thụ hàng hóa của các đối tác Trung Quốc giảm, do hạn chế lưu thông, tiếp nhận nhập cảng, vận chuyển hàng hóa đi phân phối tiêu thụ.

Chủ động mở rộng thị trường

Theo nhận định của Sở Công thương các tỉnh ĐBSCL, nếu dịch Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến thị trường Trung Quốc và lan tỏa đến các thị trường lân cận, tác động xấu đến các doanh nghiệp xuất khẩu, như nguy cơ bị hủy đơn hàng do các nước thực hiện biện pháp hạn chế đi lại và đóng cửa kinh doanh. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp giảm sản lượng thu mua nguyên liệu tôm sẽ ảnh hưởng đến các hộ nuôi tôm, nhất là về giá thành.

Sở Công thương tỉnh Bạc Liêu cho biết, để giải quyết những khó khăn do ảnh hưởng dịch, ngành công thương và các ngành hữu quan của tỉnh sẽ phối hợp trong chỉ đạo phát triển sản xuất và hỗ trợ doanh nghiệp. Ngành nông nghiệp phải đảm bảo được sản lượng tôm nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu về vùng nuôi, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản… Sản lượng tôm nguyên liệu tăng thì sản lượng tôm đông lạnh chế biến sẽ tăng, giá trị sản xuất công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng lên. Bên cạnh đó, nếu việc xuất khẩu tôm đông lạnh nguyên con sang thị trường Úc và các thị trường khác được thực hiện, thì kim ngạch xuất khẩu sẽ cải thiện. 

Tại Cà Mau, ông Nguyễn Việt Trung, Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương tỉnh Cà Mau), nhìn nhận, sẽ theo dõi sát tình hình diễn biến dịch Covid-19 nhằm thông tin kịp thời cho doanh nghiệp có kế hoạch phù hợp; phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, nhất là về vốn. Ông Trung cho biết thêm: “Trước tình hình dịch Covid-19, sở khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác; khai thác thị trường mới; tranh thủ, tận dụng cơ hội Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) đã được Nghị viện EU phê chuẩn, có hiệu lực trong những tháng tới, sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam sang thị trường này nhiều hơn khi thuế giảm mạnh”. Theo hiệp định trên, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu (tươi, đông lạnh, ướp lạnh) vào EU sẽ được giảm từ mức cơ bản 12%-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, sẽ tạo lợi thế cho xuất khẩu tôm của Cà Mau và ĐBSCL.

Sài Gòn Giải Phóng
Đăng ngày 03/03/2020
TẤN THÁI
Kinh tế

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 10:49 29/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:00 25/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 10:29 21/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:48 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 04:48 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 04:48 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 04:48 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 04:48 30/11/2024
Some text some message..