Cá trắm cỏ

: Grass carp
: Ctenopharyngodon idella Valenciennes, 1844
: Ctenopharingodon idellus
Phân loại
Ctenopharyngodon idellaValenciennes, 1844
Ảnh Cá trắm cỏ
Đặc điểm

Cơ thể thon dài và vòng bụng có hình trụ nén ở phía sau, chiều dài tiêu chuẩn là 3.6 - 4.3 lần chiều cao cơ thể và gấp 3.8 - 4.4 lần chiều dài đầu, chiều dài của cuống đuôi lớn hơn chiều rộng đầu, miệng có hình vòm, hàm trên dài hơn so với hàm dưới, hàm trên kéo dài hướng về phía dưới mắt, chiều rộng miệng gấp 1.8 lần chiều dài, chiều dài miệng cách mũi, râu không xa, lược mang thưa và ngắn (từ 15 - 19), hai hàng răng trên nằm mỗi bên, chiều ngang nén lại từ 2.5 - 4.2, hàng răng bên trong khá cứng, trên bề mặt có rãnh, chiếm không gian lớn và có 39 - 46 vảy trên cơ quan đường bên, cơ quan đường bên kéo dài đến cuống đuôi, 3 - 7 tia vây lưng, vây hậu môn nằm gần hậu môn; 1 - 16 tia vây ngực; 1 - 8 tia vây bụng; 3 - 8 tia vây hậu môn; 24 tia vây đuôi. Màu sắc cơ thể: chiều ngang màu vàng lục, phần lưng màu nâu sẫm, bụng màu xám trắng.

Phân bố

Cá trắm cỏ là một loài cá nước ngọt bản địa Trung Quốc, phân bố rộng từ lưu vực sông Pearl ở miền nam Trung Quốc, sông Hắc Long Giang ở miền bắc Trung Quốc.

Cá được biết đến với khoảng 40 quốc gia khác nhau và đã có báo cáo về các quần thể tự nhiên ở những khu vực hạn chế; ví như, một quần thể tự nhiên tồn tại ở sông Hồng, Việt Nam, cá sinh sống ở ao, sông và hồ chứa. 

Tập tính

Trong điều kiện nuôi, cá trắm cỏ cũng có thể sử dụng thức ăn nhân tạo như các sản phẩm từ ngũ cốc, thức ăn từ dầu thực vật và thức ăn viên. Ngoài ra còn có thực vật thủy sinh và cỏ trên mặt đất. Cá trắm cỏ sống ở tầng giữa, dưới ánh sáng của cột nước. Thêm vào đó, cá có sự phân hóa rõ về môi trường sống và di chuyển nhanh chóng. Là một loài cá bán di cư, cá bố mẹ trưởng thành di chuyển trên tầng cao ở các dòng sông lớn. Lưu vực nước chảy và những thay đổi trong mực nước biển cùng với kích thích môi trường là điều kiện cần thiết cho sinh sản tự nhiên.

Đây là loài cá ăn thực vật có trong tự nhiên như cỏ thủy sinh, một số loài thủy sản. Ngoài ra, cá còn sử dụng thức ăn chế biến, ấu trùng động vật phù du.

Cơ quan sinh dục của cá có thể hoàn chỉnh trong điều kiện nuôi nhốt, nhưng cá không thể đẻ trứng điều kiện tự nhiên. Tiêm hormone và kích thích môi trường, chẳng hạn như nước chảy là điều cần thiết cho sinh sản ở ao hồ. Cá trắm cỏ phát triển nhanh chóng và đạt trọng lượng tối đa là 35 kg trong tự nhiên.

Sinh sản

Chu trình sản xuất:

sản xuất giống cá trắm cỏ

Hiện trạng

Lịch sử

Nghề nuôi cá trắm cỏ bắt đầu ở khu vực dọc theo sông Dương Tử và sông Pearl ở phần phía nam của Trung Quốc. So với cá chép, cá trắm cỏ được nuôi phổ biến.

Theo lịch sử nghề nuôi, cá trắm cỏ xưa có mối liên hệ chặt chẽ đến nuôi cá trắm cỏ hiện tại. Vào thời nhà Đường (618-904 TCN), tên của hoàng đế Trung Quốc được phát âm giống nhau và cá chép chỉ là loài cá thông thường, sau đó được nuôi. Triều đình ngăn cấm người dân săn bắt và giết cá. Do đó, cá trắm cỏ đã được những người nuôi lựa chọn là đối tượng thay thế trong nuôi trồng thủy sản cùng với cá mè vinh, cá chép đầu to và cá chép đen, điều này chủ yếu là do con giống của loài cá này có sẵn trong các khu vực dọc theo sông Dương Tử và sông Pearl.

Hệ thống nuôi cá trắm cỏ vẫn ở quy mô tương đối nhỏ do sự phụ thuộc vào việc cung cấp con giống tự nhiên. Thành công trong công nghệ nuôi thúc đẩy đáng kể phát triển nghề nuôi cá trắm cỏ.

Cá được biết đến hơn 40 quốc gia khác, đôi khi cá được gọi là white amur. Có khoảng 10.000 tấn/năm vào năm 1950, việc sản xuất cá trắm cỏ trên quy mô toàn cầu đạt trên 100.000 tấn/năm vào năm 1972, năm 1990 vượt 1.000.000 tấn/năm và vượt mốc 3.000.000 tấn/năm vào năm 1999. Cho đến nay, Trung Quốc là nhà sản xuất chính (sản lượng là 3.419.593 tấn vào năm 2002, chiếm 95.7% quy mô toàn cầu).

Nước sản xuất chính

Vào năm 2006, nhiều quốc gia nuôi cá trắm cỏ, nhưng chỉ một số ít nước báo cáo thống kê đến FAO như Bangladesh, Trung Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Hồi giáo Iran, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Myanmar và Liên bang Nga, với sản lượng hơn 1.000 tấn.

nuoi ca tram co
Khu vực nuôi cá trắm cỏ trên thế giới (Nguồn FAO)

Tài liệu tham khảo
  1. FAO, http://www.fao.org
Cập nhật ngày 10/09/2019
bởi Duy Phong, Duy Nhứt
Xem thêm