Bệnh nhiễm trung virus dưới da và hoại tử

Infectious hypodermal and haematopoietic necrosis virus- IHHNV

Nguyên nhân

Tác nhân gây bệnh nhiễm trùng virus dưới da và hoại tử lμ giống Parvovirus, cấu trúc acid nhân là ADN, đường kính 22 nm. Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn (occlusion body) mà có thể vùi (inclusion body), chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ

Triệu chứng

- Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng. Tôm sú (P.monodon) bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng mμu đục. Tôm chân trắng (P. vannamei) thể hiện hội chứng dị hình còi cọc, tôm giống (Juvenil) chủy biến dạng, sợi anten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng.

Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10-30%, khi bị bệnh nặng hệ số còi cọc lớn 30% có khi tới 50%. Tôm P. stylirostris bị bệnh dạng cấp tính, tỷ lệ chết rất cao, virus bệnh lây từ mẹ sang ấu trùng (phương thẳng đứng) nhưng không phát bệnh, thường đến postlarvae 35 dấu hiệu bệnh quan sát là tỷ lệ chết cao, virus lây lan theo chiều ngang ở tôm giống ảnh hưởng rất mãnh liệt, tôm trưởng thành đôi khi có dấu hiệu bệnh hoặc chết.

- Kiểm tra mô bệnh học tế bào tuyến anten, tế bào dây thần kinh và tế bào mang của tôm nhiễm bệnh IHHNV, có thể vùi trong nhân tế bào. Thời kỳ đầu thường nhỏ nằm ở trung tâm của nhân, sau lớn dần nằm gần kín nhân (bắt màu Eosin màu đỏ đến đỏ xẫm). Trong thể vùi có chứa nhiều virus.

tom su benh nhiem trung virus duoi da

Hình: tôm chân trắng bị bênh chủy biến dạng, anten quăn queo

Phân bố

Bệnh IHNNV được phát hiện ở Mỹ trong đàn tôm chân trắng (Penaeus vannamei), còn gọi là hội chứng dị hình còi cọc của tôm chân trắng Nam Mỹ. Bệnh xuất hiện từ giai đoạn postlarvae đến tôm trưởng thành. Tỷ lệ chết của tôm P. stylirostris rất cao. Bệnh xuất hiện cả ở Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia và Malaysia

Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang, virus có thể truyền từ tôm bố mẹ sang tôm ấu trùng hoặc lây nhiễm ở giai đoạn sớm của ấu trùng tôm.

Ở Việt Nam qua phân tích mô bệnh học gan tuỵ của tôm sú P.monodon Minh Hải, Sóc Trăng xuất hiện các thể vùi ở nhân tế bào tuyến anten của tôm sú (Bùi Quang Tề, 1994) nhưng tỷ lệ nhiễm virus thấp. Tôm sú và tôm chân trắng (P. vannamei) nuôi ở Quảng Ninh chẩn đoán bằng test PCR cho thấy tôm đã nhiễm bệnh IHHNV, tôm nuôi chậm lớn và không đều, tỷ lệ tôm còi 20-50% (Bùi Quang Tề, 2004).

Phòng trị

Áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp. Tránh vận chuyển tôm tơ nơi că bệnh đến nơi chưa phát bệnh để hạn chế sự lây lan vùng lân cận. Những tôm chết vớt ra khỏi ao, tốt nhất là chôn trong vôi nung hoặc đốt. Nứớc tơ ao tôm bệnh không thải ra ngói xử lý bằng vôi nung hoặc bằng clorua vôi (theo phương pháp tẩy ao). Xem xét tôm thường xuyên, nếu phát hiện có dấu hiệu bệnh, tốt nhất là thu hoạch ngay. nêu tôm quá nhỏ không đáng thu hoạch thì cần xử lý nước ao trước khi tháo bỏ.

Tài liệu tham khảo
bởi Bùi Quang Tề