Bệnh biến dạng đốt bụng (ASDD) trên tôm thẻ chân trắng
Abdominal segment deformity disease (ASDD)
Hình sống lưng của tôm thẻ chân trắng 2 tháng tuổi bị ASDD
Nguyên nhân
Bệnh biến dạng đốt bụng: Abdominal segment deformity disease (ASDD) gây ra bởi một loại virus mới, chủ yếu xâm nhập vào các mô thần kinh gây nên rối loạn chức năng thần kinh cơ và gây biến dạng về hình thái.
Triệu chứng
Các dấu hiệu đặc trưng bởi phần bụng bị biến dạng đã được mở rộng hoặc xoắn theo chiều ngang (hình) đôi khi kèm với đục cơ. Phân tích mô bệnh học cho thấy dấu hiệu hoại tử và thoái hóa cơ bụng cùng với sự xâm nhập tế bào bạch cầu.
Mặc dù tôm bị biến dạng nhưng sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng. Phần lớn tôm nhiễm bệnh được phân tích bằng PCR có kết quả âm tính với virus hoại tử mô dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus gây hoại tử cơ (IMNV), virus gây bệnh trắng đuôi trên tôm thẻ(PvNV), virus gây bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh (MrNV) và virus Taura (TSV).
Tuy nhiên, bằng kính hiển vi điện tử truyền qua(TEM), các thể virus có kích thước 20 – 22 nm, không có vỏ bọc đã được quan sát thấy trong tế bào chất của mô cơ bị tổn thương, mô liên kết, mang và các mô thần kinh của tôm bị nhiễm bệnh.Việc này dẫn đến đề xuất rằng ASDD có thể gây ra bởi một loại virus mới.
Sử dụng một đầu dò NLRS có gắn nhãn DIG cho thấy phản ứng lai dương tính tại chỗ trong tế bào chất của neuron hạch bụng trên tôm ASDD. Ngoài ra việc sử dụng lâu dài tôm bố mẹ sau khi cắt bỏ mí mắt trong trại sản xuất giống tăng tỷ lệ mắc của ASDD ở ấu trùng giai đoạn mysis 3 của những con bố mẹ đó.
Sự biến dạng có thể nhìn thấy trong ấu trùng vẫn tiếp tục nuôi cho đến khi thu hoạch tôm, nhưng không gia tăng tỷ lệ và không ảnh hưởng đến sinh trưởng hay sự sống của tôm nuôi. Do đó, giả thuyết rằng bản sao NLRS đã được gia tăng biểu hiện gen bởi sự căng thẳng trong tôm bố mẹ được sử dụng lâu dài và điều này là nguyên nhân ASDD có trong tôm con bằng một cơ chế không rõ.
Phân bố
Bệnh biến dạng đốt bụng được mô tả lần đầu tiên trong tôm thẻ (P. vannamei) ở Malaysia và Thái Lan (Sakaew và cộng sự, 2008)
Phòng trị
Cho đến khi tình trạng được giải thích rõ ràng, các nhà khuyến cáo rằng các biện pháp kiểm soát ngay lập tức cho ASDD bao gồm dùng tôm bố mẹ ngắn hạn sau cắt mắt và sử dụng phương pháp PCR để loại trừ bố mẹ có phản ứng với NLRS. Đồng thời, khuyến cáo rằng nên nhân giống tôm thẻ bố mẹ (P. vannamei) không mang gen NLRS.
Kể từ khi công bố về NRLS, tần suất báo cáo của ASDD ở Thái Lan đã giảm đáng kể và có thể đây là kết quả của các công ty chăn nuôi và trại giống theo các khuyến cáo này.
Tài liệu tham khảo
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848608005085
https://www.facebook.com/www.aquashrimpmagazine/posts/712298592299007
http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0044848616305129