Cá hỏa tiễn
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Cá hỏa tiễn có thân hình thon dài phủ lớp vẩy màu trắng bạc sáng lấp lánh (nên còn gọi là cá ngân sa). Đầu cá nhỏ nhọn hình chóp nên còn gọi là hỏa tiễn, vây ngực màu trắng, các vây còn lại màu trắng pha vàng điểm vàng đn nổi bật. Vây lưng rất cao và vây đuôi phân thùy sâu tựa dáng cá mập.
Phân bố
Phân bố: Cá phân bố ở lưu vực sông Mêkông và Chao Phraya (Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam), Indonesia và Malaysia. Nguồn cá ngoài tự nhiên đang trở nên cạn kiệt, gần như biến mất ở Thái Lan và nhiều nơi khác (Rainboth, 1996). Ở Việt Nam cá cũng rất hiếm từ thập niên 80 (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Tập tính
Tầng nước ở: Mọi tầng nước
Chăm sóc: Cá nuôi đơn lẻ trong bể thường nhút nhát và hay ẩn nấp, nên thả vài con cùng loại. Cá mới về bể mới cũng cần vài ngày để làm quen và ổn định, tránh di chuyển nhiều gây sốc cho cá.
Thức ăn: Cá ăn tạp từ phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật cho đến giáp xác và côn trùng.
Sinh sản
Sinh sản: Cá thành thục sinh dục khi đạt cỡ 10 – 15 cm, đẻ trứng phân tán trong nước, khó sinh sản trong bể nuôi cảnh.
Hiện trạng
Cá nuôi làm cảnh. Mức độ phổ biến ít, mức độ ưa chuộng trung bình, giá 15-20 ngàn/con.
Tài liệu tham khảo
1. http://en.wikipedia.org/wiki/Bala_shark
2. http://fishviet.com/fishviet/index.php?page=fishspecies
3. Vũ Cẩm Lương, 2009. Cá cảnh nước ngọt. Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh