Cá ét mọi

: Black Sharkminnow
: Labeo chrysophekadion Bleeker, 1850
: Morulius chrysophekadion, Rohita chrysophekadion, Black shark
Phân loại
Labeo chrysophekadionBleeker, 1850
Ảnh Cá ét mọi
Đặc điểm

Thân thon dài, dẹp bên. Vảy tròn phủ khắp thân, đầu không có vảy. Có 5 hàng vảy phủ lên gốc vây đuôi. Vảy nách gốc vây đuôi không nhọn và dài hơn gốc vây bụng. Đường bên hoàn toàn bắt đầu từ mép trên lỗ mang, hơi cong xuống quá đường ngang giữa thân và cuối cùng qua điểm giữa gốc vây đuôi. Tia đơn vây lưng và vây hậu môn không hóa xương, vây đuôi chẻ hai. Cá có màu xám đen, mặt lưng đậm hơn mặt bụng và hai bên. Bụng cá màu xám trắng. Trên thân có nhiều chấm đen và đỏ. Các vây có màu xám đen.

Ngoài tự nhiên cá có thể đạt đến 80cm chiều dài.

Phân bố

Inđônêxia, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam gặp nhiều ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Tập tính

Thức ăn của cá là các loài tảo và thực vật cỡ nhỏ, rễ cây, mùn bã, và các loài sinh vật đáy. Đây là loài dễ thích nghi sinh sản, có thể đẻ ở nhiều nơi như đầm, vùng ngập đồng bằng cũng như các chỗ nông trên sông.

Sinh sản

 Vào các tháng đầu mùa mưa (tháng 5-6), cá thành thục di cư vào vùng ngập để đẻ trứng, cá bột và cá con ở lại vùng ngập trong suốt mùa lũ, khi nước bắt đầu rút, cá con và cá trưởng thành đều quay về sông chính để ẩn náu trong suốt mùa khô. Ở trung lưu sông Mekong, cá di cư ngược dòng vào các nhánh chính. Khi nước bắt đầu lên, cá vượt qua bờ sông để vào vùng ngập trong khi ở hạ lưu sông Mekong, cá có thể từ dòng chính đi thẳng vào vùng ngập.

Hiện trạng

Cá ét mọi hiện tại chủ yếu từ khai thác tự nhiên kích thước từ 25-35cm.

Cá bản địa được nghiên cứu sinh sản thành công, hiện tại cá được di giống nuôi tại các hồ lớn vùng Tây Nguyên đạt kết quả tốt, cá đã thích nghi vùng hồ có mặt nước lớn.

Tài liệu tham khảo
  1. http://www.fishwise.co.za/Default.aspx?TabID=110&GenusSpecies=Morulius_chrysophekadion&SpecieConfigId=207998 , truy cập 11/06/2013.
  2. http://en.wikipedia.org/wiki/Black_Sharkminnow , truy cập 11/06/2013.
  3. Điều tra, nghiên cứu về sự hiện diện của các loài thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh An Giang, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Tp Hồ Chí Minh 4/2007.
Cập nhật ngày 11/06/2013
bởi D.PHONG
Xem thêm