Sam ba gai đuôi

: Japanese Horseshoe Crab
: Tachypleus tridentatus Leach, 1819
: Horseshoe Crab
Phân loại
Tachypleus tridentatusLeach, 1819
Ảnh Sam ba gai đuôi
Đặc điểm

Sam cái có chiều dài trung bình 300mm - 4000mm và Sam đực có chiều dài trung bình 250mm - 300mm (không kể đuôi). Vỏ đầu ngực có dạng gáo hình móng ngựa, mép trước tròn dạng vòng cung, ở con đực hơi bị lõm vào ở đọan giữa, góc bên phía sau kéo dài đến nửa chiều dài bụng. Bụng không phân đốt; 2 mép bên xiên và mỗi bên mang 6 gai dài gần bằng nhau cử động được và 6 gai nhỏ cố định, xếp xen kẽ nhau; trên mép sau chỗ nối với đuôi có 3 gai nhỏ - đây là đặc điểm để phân biệt với loài T. gigas (chỉ 1 có gai). Đuôi hình kiếm dài, tiết diện cắt ngang hình tam giác.

Sam không có độc tố. Sam trưởng thành có kích thước và khối lượng lớn hơn so (T. gigas) (nặng từ 1,5–2 kg). Một đặc điểm rất dễ nhận ra sự khác nhau giữa sam và so là đuôi sam có tiết diện hình tam giác, ba cạnh kéo dài đến tận cuối đuôi, ở đỉnh tam giác có các gai nhọn giống như lưỡi cưa. Ngược lại đuôi so có tiết diện hình tròn hoặc bầu dục, không có gai.

Phân bố

Trong nước: Rất phổ biến ở biển Việt Nam, tập trung nhất ở các tỉnh ven biển miền Trung.

Thế giới: Vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương: Từ Biến Đỏ và Đông Phi đến Nhật Bản. Quần đảo Sôlômôn, Ôxtrâylia.

Tập tính

Sam sống trong môi trường đáy cát pha bùn, thường sống vùi, di chuyển bằng cách bò trên nền đáy. Thức ăn của Sam chủ yếu là sinh vật đáy. Giới tính của Sam chỉ có thể phân biệt sau 3 năm tuổi. 

Sinh sản

Vào khoảng tháng 3 - 4 đến tháng 9 - 10, Sam đực và Sam cái thường tập trung ở các bãi triều cát trong các vịnh hay cửa sông để giao phối và đẻ trứng. Sam thường đẻ trứng trên những bãi cát nóng và trứng được chôn sâu khoảng 20cm, khi Sam cái đẻ vào ổ thì Sam đực có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng. Trứng Sam có vỏ dày bao bọc và có đường kính lớn nhất là 4,01mm, thường từ 25mm đến 3,5mm. Sau 6 - 8 ngày ấu trùng Sam lột xác biến thành Sam con giai đoạn đầu tiên, chúng có hình dạng giống Sam trưởng thành trừ chiều dài đuôi.

Hiện trạng

Trước năm 1990, vào khoảng tháng 2 - 4, rất thường gặp Sam con và Sam trưởng thành tập trung ở các bãi cát vùng triều cửa sông và ven biển, phổ biến nhất là ở các tỉnh ven biển miền Trung, diện tích phân bố khoảng 5001 - 20000km2. Trong vòng 10 năm gần đây, khi nghề nuôi trồng hải sản ven bờ phát triển, con người đã xâm hại nơi cư trú của Sam con, đồng thời phá hủy và thu hẹp các bãi đẻ của Sam, ít nhất 20% diện tích. Về sản lượng, ước tính trong 10 năm gần đây giảm hơn 20%.

Đã đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1992 và năm 2000. Kiến nghị: cần có các khu bảo tồn để bảo vệ các bãi đẻ của Sam.

Các thí nghiệm cũng cho thấy sam không thể duy trì sự phát triển bình thường của phôi thai và sam non khi bị phơi nhiễm dầu và các hydrocacbon clo hóa. Vì thế, sự ô nhiễm có nguồn gốc từ con người hiện nay là nguyên nhân chính làm suy giảm quần thể sam.

Tachypleus tridentatus được bán tại chợ và ăn như một loại hải sản tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Việt Nam và những khu vực khác trong vùng này. Tất cả 3 loài sam châu Á đều được người dân trong khu vực này coi là đặc sản. Sam cái được đánh giá cao hơn vì trứng và nhiều thịt. (Luis M. Chong L.)

Tài liệu tham khảo
  1. Sách đỏ Việt Nam - phần động vật – trang 55
  2. http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=2&loai=1&ID=5829. Ngày 13/10/2013.
  3. http://eol.org/pages/393279/overview
Cập nhật ngày 15/10/2013
bởi
Xem thêm