Cá mao ếch
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Cá có các hoa văn trên thân, vây cá, hình thái kỳ lạ với tập tính di chuyển và phát ra tiếng kêu đặc biệt.
Phân bố
Cá mang ếch (Allenbatrachus grunniens) là loài rộng muối, khu vực phân bố rộng Ấn Độ, Philippin, Thái Lan, Campuchia và hạ lưu sông Cửu Long, Việt Nam; chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, mặn và cũng có thể sống trong nước ngọt. Ở miền Nam nước ta, cá có nhiều ở Cần Giờ và Vũng Tàu.
Tập tính
Cá thuộc loài đẻ trứng dính, là loài cá dữ có tập tính chậm chạp, sống ở tầng đáy và thường thụ động, ăn tạp thiên về động vật và thích ăn mồi di động. Cá hoạt động và ăn mồi chủ yếu vào ban đêm. Với tập tính nhút nhát, e dè, cá thích hợp sống đáy và có cơ quan hô hấp phụ nên có khả năng chịu được môi trường thiếu ôxy khá tốt. Điều kiện môi trường sống thích hợp: pH 7.8 - 8.5, nhiệt độ 23 – 280C, độ mặn 10 – 15‰.
Sinh sản
Cá hiện chưa sinh sản nhân tạo.
Hiện trạng
Cá được khai thác quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 6 đến tháng 10 dương lịch, với các phương tiện khai thác chủ yếu là giả cào, câu, lặn bắt, …
Tài liệu tham khảo
- http://fishviet.com/fishviet/index.php?page=fishspecies
- http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_mao_%E1%BA%BFch