Ốc bươu
Phân loại
Đặc điểm sinh học
Ốc bươu là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím, số vòng xoắn là 5.5 - 6, các vòng xoắn hơi tròn, rãnh xoắn nông, lỗ miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm 3 - 5/6 chiều cao vỏ, các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài,
Ốc bươu hay ốc bưu, là tên gọi chỉ chung cho các động vật thân mềm chân bụng có vỏ tròn. Ốc bưu vỏ mỏng, phần đuôi xoắn nhọn và lớn hơn ốc lác. Thành phần thịt của ốc có khoảng 50% là nước, 4% protid mà chủ yếu là keratin và collagen. Đông y cho rằng ốc có tính hàn nên dùng để giải nhiệt, giải độc, giải rượu.
Phân bố
Một số loài ốc bươu điển hình
- Pila conica (Gray, 1828): Ốc bươu đen, ốc lác, ốc nhồi
- Pila polita (Deshayes, 1830): Ốc bươu, ốc nhồi miền Bắc
- Bellamya chinensis (Gray, 1834): Ốc đá, ốc Campuchia
- Pomacea canaliculata (Lamarck, 1819): Ốc bươu vàng
Tập tính
Ốc bươu sinh sống ở nơi ẩm thấp ao hồ, ruộng nước. Ốc bươu ăn lá non, bùn non (các vi sinh vật trong bùn non). Chúng phát triển mạnh vào đầu mùa mưa, nhất là sau cơn mưa khi trời ửng nắng ốc bươu bò lên bờ ruộng rất nhiều.
Tập tính khi di chuyển, ốc mở nắp vỏ, xòe làm cơ bụng dạng lưỡi uyển chuyển trên nền đáy hoặc trên vách giá thể, khi di chuyển ốc tiết ra một lớp nhầy giảm ma sát. Trong lúc di chuyển đầu ốc nhô ra, thủy miệng ở giữa, bên trái là ống xiphong hút lớn thông với xoang phổi, bên phải là ống xi phông thoát bé thông với xoang mang. Đôi khi ốc thải phân và bọt khí qua ống thoát ra ngoài.
Khi ốc nổi từ từ lên mặt nước thì ống hút nhô lên, mở rộng miệng ống ra để lấy không khí dự trữ vào khoang áo.
Sinh sản
Ốc sinh sản chủ yếu vào tháng năm. Ốc bươu là một trong ba loại ốc đồng phổ biến ở Nam bộ Việt Nam.
Một số địa phương đã nuôi với hình thức kết hợp trong ao với cá quả, lươn, baba.
Hiện trạng
Do nhu cầu lớn nên việc khai thác làm cho nguồn ốc ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt.
Tài liệu tham khảo
Theo Wikipedia.org, Vnnavi.com, ydvn.net