Cá lưỡi mèo

: Solefish, Tonguefish
: Brachius panoides Bleeker, 1851
: Cá mó
Phân loại
Brachius panoidesBleeker, 1851
Ảnh Cá lưỡi mèo
Đặc điểm sinh học

Thân mỏng, dẹp bên có dạng giống như lá mít. Miệng hẹp, rạch miệng vòng cung quay xuống mặt bụng. Hàm trên họp với mõm có dạng móc câu. Hai mắt nhỏ, được da che phủ nằm cả về bên phải của đầu. Vi lưng, vi hậu môn dính liền với vi đuôi. Vi ngực, vi bụng rất nhỏ, khởi điểm vi ngực ngay chóp mõm.

Ở mặt phài thân, đầu và các vi có màu xám nâu, có nhiều đốm đen, hình dạng thay đổi nằm rãi rác trên thân và các vi. Môi cá màu đen, có từ 6 - 12 sọc đen nhỏ vắt ngang thân. Ở mặt trái thân và đầu có màu vàng nhạt. Vi lưng, vi đuôi, vi hậu môn có màu xám xanh.

Phân bố

Trên thế giới: Campuchia; Indonesia (Kalimantan, Sumatera); Lào; Malaysia; Thái Lan; Việt Nam.

Tại Việt Nam: thường xuất hiện vào mùa mưa (khoảng tháng 3 đến tháng 6 âm lịch)ở các vùng biển miền Tây như: Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang, ngư dân thường dùng đáy để đánh bắt.

 

Tập tính

Môi trường sống: sống đáy, nước ngọt, nước lợ.

Thức ăn của cá chủ yếu là các loại động vật không xương sống ở đáy.

Sinh sản
Hiện trạng

Cá mó có màu sắc khá bắt mắt, có thịt bở, nhạt, thịt nhiều, thịt có vị ngọt, béo, tính hiền, có thể phù hợp với mọi thể trạng của con người, trong ẩm thực thì phần ngon nhất là phần đầu của cá mó ở chỗ khi ăn cho nhiều cảm giác có phần béo như mỡ, giòn như sụn nhưng cũng có phần dai như gân. Một số giống cá trong họ cá mó gồm cá mó xù và cá mó bông (dùng để làm cảnh).

 

Tài liệu tham khảo

1. http://www.fishbase.org/summary/25167

2. http://www.iucnredlist.org/details/180707/0

3. Theo tài liệu DNA BARCODING MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

4. http://www.marinespecies.org/aphia.php?p=taxdetails&id=279969

Cập nhật ngày 22/01/2018
bởi NIMDA TH
Xem thêm