Cá duồng bay

: Small scale mud carp
: Cirrhinus microlepis Sauvage, 1878
: Cá trôi vảy nhỏ
Phân loại
Cirrhinus microlepisSauvage, 1878
Ảnh Cá duồng bay
Đặc điểm sinh học

Ảnh: Phanara Thach/Fishes of Mainland Southeast Asia

Cá trôi vảy nhỏ hay còn gọi là cá duồng bay là một loài cá thuộc chi Cá trôi trong họ Cá chép. 

Kích thước tối đa với con đực là 65cm, trọng lượng tối đa là 5kg. Số lượng tia lưng mềm: 15 - 16, Vertebrae: 40. Phân biệt với các loài khác cùng chi trong khu vực bằng số lượng vảy đường bên 52 - 60. 

Cá cỡ trung bình, thân hình thoi dài, mình dày, phần sau dẹp bên. Đầu khá to, ngắn và rộng. Mõm ngắn, mút mõm có nốt sần, xếp nằm ngang. Miệng ở đầu mõm, không có râu. Mắt lớn vừa nằm ở trục giữa. Môi trên hơi nhô ra, môi dưới mỏng. Màng mang phát triển. Khởi điểm vây lưng trước khởi điểm vây bụng. Vảy nhỏ phủ toàn thân, đầu không có vảy. Đường bên hoàn toàn. Thân màu vàng xám đến nâu, bụng trắng nhạt. Vây lưng và vây đuôi xám nâu, rìa đỏ. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn nâu xám, đỉnh vây hồng. 

Phân bố

Lưu vực các sông Chao Phraya và Mekong tại Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Ở Việt Nam: Các sông lớn ở Nam Bộ: hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây (mùa lũ) và sông Cửu Long.

Tập tính

Cá duồng bay là loài cá sống tầng đáy, ăn các sinh vật nổi: phù du thực vật, các loài giáp xác thấp, các vẩn cặn trong tầng nước. 

Sinh sản

Cá thành thục sinh dục vào năm thứ hai của đời sống. Sức sinh sản của cá (số lượng trứng trong buồng trứng) từ 50.000 -60.000 trứng ở cá có chiều dài 50cm. Cá đẻ ở dòng chảy trung, thượng lưu sông. Cá bột nở ra theo dòng nước vào kênh rạch, các vùng ngập trong mùa lũ sinh sống. Mùa sinh sản tháng 6 - 7.

Hiện trạng

Trước năm 1975, Cá duồng gặp khá phổ biến, có sản lượng khá trong khai thác, nhất là ở sông Cửu Long. Trên 10 năm trở lại đây, sản lượng giảm sút nhiều, do điều kiện sống thay đổi, khai thác không hợp lý: đánh bắt cá trong mùa sinh sản, lạm sát cá con. Mức độ biến đổi giảm đến 20% trong thời gian 10 năm.

Biện pháp bảo vệ:

Đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam từ năm 1992. Không đánh bắt cá trong mùa sinh sản: từ tháng 5- 8, quy định kích thước cá khai thác có chiều dài thân lớn hơn 40cm. Nghiên cứu cho cá sinh sản nhân tạo và gây nuôi, giảm khai thác ngoài thiên nhiên.

Tài liệu tham khảo

1. Sinh vật rừng Việt Nam

2. https://www.fishbase.de/summary/Cirrhinus-microlepis.html

3. https://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_trôi_vảy_nhỏ

4. http://ffish.asia/?p=none&o=sspm&id=30

Cập nhật ngày 13/06/2018
bởi NIMDA TH
Xem thêm