Cá ngựa sông, cá ngựa vạch

: Hampala barb
: Hampala macrolepidota Kuhl & Van Hasselt, 1823
: Cá ngựa Nam, cá ngựa
Phân loại
Hampala macrolepidotaKuhl & Van Hasselt, 1823
Ảnh Cá ngựa sông, cá ngựa vạch
Đặc điểm sinh học

Hình ảnh: http://ffish.asia/

Tên đồng danh: Barbus macrolepidotus (Valenciennes, 1842).

Cá có các tia vây đều đỏ nhạt; có vệt đen nằm ở giữa đường bên. Cá ngựa dài khoảng 60cm. 

Thân dài dẹp bên, kích thước dài thân tối đa 35 = 50 cm. Viền lưng và viền bụng đều cong và độ cong tương đương nhau. Đầu khá lớn, mõn dài và nhọn. Da mõm không trùm lên môi trên, có rãnh mõn ngăn cách đi về phía hai bên và dừng ở góc miệng. Miệng mút mõn hơi kề dưới, rộng, hình cung lớn hơn ½ vòng tròn. Rạch miệng kéo dài đến đường thẳng đứng trước mắt. Hàm dưới hơi dài hơn hàm trên. Hàm dưới  rất cứng, phía trước hơi lõm, hàm dưới có mấu nhỏ khớp với lõm hàm trên.  Môi trên và môi dưới đơn giản và mỏng, chỉ bao hàm trên và phía ngoài hàm dưới. Môi và hàm gắn chặt không phân tách. Rãnh sau môi dưới đứt quảng ở giữa. Có một đôi râu nhỏ ở dưới góc hàm, mảnh và dài bằng 2/3 đường kính mắt. Mắt to nằm ở phía trên và nữa trước của đầu. Các hệ xương xung quanh mắt phát triển. Khoảng cách hai mắt rộng. Lỗ mũi tới mắt bằng 1/3 tới mút mõn. Xương dưới mang phát triển. Màng mang hẹp, hai bên trái phải không liền với eo mang.

Vây lưng có khởi điểm trước khởi điểm vây bụng, ứng với vẩy đường bên thứ 8, nằm giữa mút mõn và gốc vây đuôi, viền sau lõm; tia đơn cuối mảnh, ngắn hóa xương và phía sau có răng cưa. Vây ngực mút cuối nhọn cách vây bụng 3 vẩy. Vây bụng có khởi điểm tương ứng với vẩy đường bên thứ 9, gần khởi điểm vây ngực hơn vây hậu môn, mút cuối cách hậu môn 3 vẩy. Vây hậu môn viền sau lõm, phía sau chưa tới gốc vây đuôi. Vây đuôi phân thùy. Vây tròn to. Vẩy trên lưng và thân to. Vẩy ở ngực và bụng nhỏ hơn và xếp hà không rõ ràng. Đường bên hoàn toàn, phía trước hơi cong lên, từ ngang vây lưng về sau đi vào giữa cán đuôi. Có vẩy bao ở gốc vây bụng bằng 2/5 chiều dài vây.

Lưng màu xám, bụng màu trắng. Một vạch đen lớn thẳng đứng từ khởi điểm vây lưng đến phía trên vây bụng, ngang qua vẩy đường bên thứ 8 – 9. Mổi thùy vây đuôi có một sọc đen ở rìa ngoài. Vẩy lưng đỏ, rìa trước đen. Vây đuôi đỏ. Vẩy ngực trắng nhạt. Vây ngực và vây hậu môn màu da cam.

Phân bố

Cá ngựa Sông: phân bố ở lưu vực sông Mê Kông, sông Chao Phraya (Thái Lan) bao gồm Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Tập tính

- Chiều dài cá (cm):70

- Nhiệt độ nước (C):22 – 28

- Độ cứng nước (dH):8 – 12

- Độ pH:6,8 – 7,2

- Tính ăn: Ăn động vật


Ảnh cá ngựa sông: .tubehay.tv

Cá ngựa sông là loài cá có tập tính dữ, sống thành đàn ở tầng giữa, sống ở sông ngoài và các ao hồ nước ngọt, thường thích sống ở Sông nước chảy ít. Phạm vi săn mồi rộng ở cả các tầng nước. Thức ăn chính là các loài tôm cá nhỏ khác, ngoài ra còn ăn côn trùng, giun, nhưng chủ yếu vẫn lá ăn cá nhỏ.

Sinh sản

Cá thành thục sau 2 năm và sinh sản vào tháng  5- 7, số lượng trứng đẻ tùy thuộc vào thức ăn và kích thước của cá nhưng thường từ 10400 – 70000 trứng/lần. Cá con lớn khá nhanh trong năm đầu, và chậm lại sau đó.

Hiện trạng

Là loài đặc trưng cho dòng sông Mê kong và Đông Nam Á, mang tính khoa học. Giá trị thực phẩm: Là loài cá có thịt ngon, kích thước trung bình. Ngoài tự nhiên số lượng giảm sút nghiêm trọng

Tài liệu tham khảo

http://vuonquocgiabugiamap.vn/vi/dongthucvat/detail-41/ca-ngua-vach/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Hampala_macrolepidota

Cập nhật ngày 01/08/2018
bởi NIMDA TH
Xem thêm