Sá sùng

:
: Sipunculus nudus Linnaeus, 1766
:
Phân loại
Sipunculus nudusLinnaeus, 1766
Ảnh Sá sùng
Đặc điểm

 Tác giả Pancucci (1999), khi nghiên cứu về ngành Sá sùng (Sipuncula) ở vùng biển Địa trung hải cho biết, Sá sùng ở đây có 2 lớp, 4 bộ, 5 họ, 9 giống, 33 loài, trong đó có loài Sipunculus nudus (có phân bố ở Quảng Ninh). Sự phân loại dựa trên trật tự sắp xếp các xúc tu ở đầu vòi và sự sai khác về cấu trúc của cơ dọc trên thành cơ thể.

 Về hình thái cấu tạo: Cơ thể Sá sùng có hình giun, không phân đốt; theo tài liệu tham khảo, cơ thể Sá sùng có thể chia thành 2 phần (phần vòi và phần thân).

Phần vòi có thể co vào bên trong phần thân; đầu vòi là miệng, có 18-24 xúc tu rất nhỏ bao quanh; trực tràng và hậu môn nằm gần vòi. Ống tiêu hóa của sá sùng nối liền phần vòi với phần thân, ruột Sá sùng nằm ở phần thân và xoắn vặn ngược lại rồi kết thúc tại hậu môn gần gốc vòi. Về giác quan, Sá sùng không có tai hay mắt mà chỉ có vành tiêm mao quanh miệng. Tuy nhiên, vành tiêm mao này rất "thính" có thể phát hiện được tiếng động của người đi "đào mồi".

Phần thân: Cơ thể Sá sùng có thể xoang; chúng không có hệ tuần hoàn dạng mạch máu. Thay vì thế, chất lỏng trong xoang sẽ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng bên trong cơ thể. Thành cơ thể khỏe và có 3 lớp cơ (là lớp cơ dọc, lớp cơ vòng và lớp cơ xiên); khi bị đe dọa, sá sùng có thể co lại thành khối trông giống như củ lạc nên còn có tên gọi là giun củ lạc (Peanut worm). Ngoài chức năng tham gia chuyển vận, dịch thể xoang còn chứa các tế bào làm nhiệm vụ của tế bào máu. Sá sùng không có mang, việc hô hấp tiến hành trên khắp bề mặt cơ thể. Do vậy, có thể sử dụng một ít cát ẩm để vận chuyển Sá sùng rất hiệu quả.

Phân bố

Ấn Độ-Tây Thái Bình Dương, Bắc và Trung Đại Tây Dương, và Địa Trung Hải. Khắp thế giới. Nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, sá sùng phân bố ở Quảng Ninh.

Tập tính

Sá sùng không có chân hay vây, chúng sống trong bùn cát di chuyển bằng cách điều chỉnh dịch thể xoang. Sá sùng có thể di chuyển về phía trước hoặc thùi lùi vào trong hang khi có tiếng động. Vì vậy khi đào mồi cần phải thật nhanh tay để dùng mai chặn đường rút lui của Sá sùng, nếu không chúng sẽ chui sâu vào trong hang và biến mất. Sống ở trong cát, Sá sùng làm hang bằng cách dùng vòi luồn lách trong cát rồi dùng dịch thể xoang ép cát ra xung quanh để tạo thanh hang.

Hang Sá sùng có thể đâm xiên không theo qui luật nào cả, một hang có thể có nhiều lỗ miệng, nhiều nhánh thông nhau rất phức tạp. Người đi đào mồi khi thấy hoa cát (mánh Sá sùng) nhưng không thể biết chắc chắn được là hang ăn về hướng nào mà chỉ là dựa vào kinh nghiệm để phán đoán. Do vậy, dù có nhanh tay đào nhưng không đúng hướng cũng không bắt được Sá sùng.

Sá sùng bắt mồi bằng cách dùng vòi để thu lượm thức ăn ở xung quanh miệng hang. Cách làm này đã vô tình để lại hoa cát mà người đi đào mồi phát hiện được. Các hoa cát này sẽ mất đi nếu gặp buổi trời mưa lúc nước cạn hay ngày biển động. Thức ăn của Sá sùng là tảo đáy, các mùn bã hữu cơ (detritus) lắng đọng trên nền đáy. Sá sùng không lọc riêng được thức ăn mà phải nuốt cả cát lẫn thức ăn vào ruột. Do vậy khi chế biến Sá sùng ta thấy trong bụng của chúng có rất nhiều cát.

Sinh sản
Hiện trạng

 Hiện nay, Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Thủy sản đã thành công trong việc sản xuất giống Sá sùng nhân tạo ở Quảng Ninh và đã có thử nghiệm ương nuôi Sá sùng trên bãi triều; Trung tâm Khoa học kỹ thuật & Sản xuất giống thủy sản của tỉnh đang triển khai nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen Sá sùng ở Minh Châu. Hy vọng những thông tin  trên đây sẽ góp phần hỗ trợ các cán bộ kỹ thuật và người dân trong việc bảo tồn nguồn gen cũng như phát triển nghề nuôi Sá sùng ở Quảng Ninh.

Tài liệu tham khảo

https://inpn.mnhn.fr/espece/cd_nom/379739/tab/archeo?lg=en

http://www.quangninh.gov.vn/So/sonongnghiepptnt/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=6120

Cập nhật ngày 22/02/2019
bởi Dương Văn Hiệp
Xem thêm