Sò lông

: Suberenata ark
: Anadara subcrenata Lischke, 1896, 1869
:
Phân loại
Anadara subcrenataLischke, 1896, 1869
Ảnh Sò lông
Đặc điểm

Vỏ sò lông có dạng hình bầu dục. Cấu trúc của vỏ không bằng nhau, vỏ trái lớn hơn vỏ phải, trên mặt có 31-35 gờ phóng xạ, trên gờ phóng xạ có nhiều hạt (ụ nhỏ), những hạt này trên gờ phóng xạ rất rõ nét. Vỏ thường có 3 màu sắc khác nhau: nêu, kem và trắng (Hình A). Da của vỏ màu nâu phát triển thành lông (nên mới gọi là sò lông). Bản lề hẹp và hướng về phía sau. 

Mặt khớp hẹp, răng có dạng hình phiến, vết cơ khép vỏ trước và sau đều có dạng mặt đáy móng chân ngựa. Sò lông có kích thước tường đối lớn. Chiều dài cá thể từ 65- 75mm, cao 45- 52mm, rộng 35- 40mm.


A. Mặt ngoài và B. mặt trong của sò lông.
Phân bố

Sò lông có thể sống trong vùng nước đến độ sâu 20 m, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng ven biển, trong vùng trung triều với đáy là bùn/bột, Vùng nuôi sò lông lý tưởng nhất là phải cách bờ từ 0,5 - 1 km. 

Vùng biển nhiệt đới Ấn Độ- Thái Bình Dương, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Philippines, bắc Australia. Ở Việt Nam sò lông phân bố dọc ven biển, có nhiều ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Tập tính

Sò lông thường phân bố ở nơi có chất đáy bùn pha lẫn vỏ động vật thân mềm. Độ mặn từ 30- 35 ‰. Độ sâu từ 3- 10m.

Sò lông là loài động vật ăn lọc, thức ăn của chúng là mùn bã hữu cơ, thực vật phù du, tảo đơn bào,…

Sinh sản

Sò lông thành thục sau hơn 1 đến 2 năm sinh sản từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau.. Con cái có thể sinh 518.400- 2.313.200 trứng. 

Hiện trạng

Sò lông là loại thực phẩm giàu đạm, mùi vị thơm ngon. Là đối tượng xuất khẩu có giá trị.

Sò lông được nuôi rải rác, ở quy mô nhỏ (dạng nuôi giữ) ở một số nơi như Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa. Hình thức nuôi là quây rào chắn ở các bãi triều có đáy là bùn, bùn pha cát, độ sâu 1-2,5m.

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Văn Toàn (2002). Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ ở Việt Nam, SUMA

Cập nhật ngày 24/11/2021
bởi tepbac.com
Xem thêm