Bí ẩn 38.000 tỷ cho vay cá tra

Trong khi nông dân nuôi cá tra kêu thiếu vốn thì các báo cáo của ngân hàng cho thấy có hàng chục ngàn tỷ cho vay phát triển ở lĩnh vực này. Vậy tiền đi đâu?

bí ẩn cá tra
Người nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL ‘treo ao’ vì thiếu vốn sản xuất – (Ảnh: Q.Huy)

Báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề cập, Ngân hàng Nhà nước cho vay 9 tháng đầu năm đối với hoạt động nuôi trồng, thu mua, chế biến thủy sản Khu vực ĐBSCL đạt trên 38.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế người nuôi cá tra nơi đây rơi vào thảm cảnh nông dân treo ao đầm, doanh nghiệp sống ngắc ngoải… vì thiếu vốn.

Ngành cá tra chết khô

Ông Nguyễn Hữu Nguyên – Chủ nhiệm HTX thủy sản Châu Phú, tỉnh An Giang - cho biết, đến nay cơ bản các hộ dân nuôi cá tra nhỏ lẻ đã không còn cá để bán. Người dân, HTX đồng loạt treo ao, tát đầm, không có nguồn vốn để tái sản xuất. Trong khi đó, vốn vay ngắn hạn của ngân hàng đều có giới hạn. Các doanh nghiệp bán thức ăn cho cá tra hoạt động cầm chừng, không có tiền là không thể mua được thức ăn. Dẫn đến hệ lụy nông dân phải bán “cá non” để kịp thời trả tiền đáo hạn ngân hàng…

Theo ông Nguyên, gần tháng qua, các DN chế biến thủy sản ‘án binh bất động’, không thấy bóng dáng đi mua cá của người nông dân. Đến thời điểm hiện nay cũng rất còn ít hộ nông dân có cá tra để bán. DN ngưng mua, dẫn đến giá cá tra rớt thảm. Bình quân giá cá tra giao động từ 20 đến 21.500 đồng/1kg, tính ra người nuôi cá lỗ từ 2 đến 3.000 đồng/1kg.

thu phu thu tuong hoang trung hai
 Báo cáo của Bộ NN&PTNT gửi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, cần lãm rõ Ngân hàng Nhà nước đã cho vay 38.000 tỷ đồng – (Ảnh: Q.Huy)

Không chỉ HTX Châu Phú khó khăn mà còn nhiều HTX nuôi trồng thủy sản khác bị thu hẹp vùng nuôi, dẫn đến nguy cơ giải thể là rất cao. Không những thế, nhiều DN chế biến thức ăn cho cá tra ở Cần Thơ, Tiền Giang,… cũng lâm vào cảnh bị ngân hàng xiết nợ.

Ông Nguyễn Ngọc Hải – Chủ nhiệm HTX Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ - cho biết, chưa từng thấy năm nào người nuôi cá phải đối mặt nhiều thách thức và khó khăn như năm nay. Người nông dân bán cá đều than lỗ, bởi các nguồn vốn vay ngắn hạn lãi suất 13%/năm.

Người nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL đang phải đối mặt với tình trạng giá thức ăn tăng cao, điện, xăng dầu, lãi suất ngân hàng, lương công nhân và nhiều chi phí khác. Trong lúc đó, nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cơ bản người nông dân nuôi cá nhỏ lẻ không thể tiếp cận được vốn.

Ông Hải cho biết, thời kỳ vàng son của HTX Thới An là vào năm 2009 – 2010, có đến 60 ao cá được nuôi trồng, trãi khắp các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên, đến năm 2011 chỉ còn 20 ao cá và nay chỉ còn 10 ao cá. Sản lượng năm 2012 chỉ còn khoảng 1.500 tấn cá. Ngoài ra, công nhân có thời điểm lên đến hàng trăm người, nhưng nay chỉ còn 20 người.

Cũng theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay trong khoảng thời gian từ 15/8 đến 30/10/2012, số vốn nuôi, chế biến cá tra lên đến 10.354 tỷ đồng.

dụng cụ thủy sản
Dụng cụ sản xuất tấp lên bờ hoen gỉ - ( Ảnh: Q.Huy)

Vốn đổ vào bất động sản?

Ông Nguyễn Ngọc Hải tiếp tục chỉ ra những bất hợp lý khi các ngân hàng vẫn ưu tiên, hỗ trợ cho người nông dân nuôi cá tra. Tuy nhiên, nhiều DN thủy sản đã lợi dụng nguồn vốn vay hỗ trợ, lập dự án khống để đầu tư bất động sản.

Cụ thể, những người nông dân thực sự cần vay vốn để đầu tư nuôi tôm, cá tra thực sự thì không vay được số tiền lớn để đầu tư. Trong khi đó, có rất nhiều DN thủy sản tại Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL vay được số tiền lớn, bằng những dự án ưu đãi từ sự tiếp tay của các ngân hàng.

“Trong tổng số vốn 38.000 tỷ đồng mà ngân hàng cho ngành thủy sản vay vốn trong năm 2012, những người nông dân thật sự nuôi cá chỉ vay được khoảng 30% trong số vốn này. Còn lại, số tiền 70% còn lại được DN lập nên dự án để vay số tiền ưu đãi này của Nhà nước và đầu tư vào bất động sản, như: Nhà đất, xe hơi, chơi chứng khoán,…”, ông Hải cảnh báo thực trạng DN thủy sản vay vốn thủy sản sử dụng sai mục đích.

Ông Hải còn cho biết, có rất nhiều DN vay tiền bằng các dự án thủy sản và lấy tiền sử dụng sai mục đích là rất nhiều. Khi ngân hàng ngừng cho vay, không thể đáo hạn nguồn vốn và dẫn đến hàng loạt DN thủy sản bị phá sản trước thực trạng thị trường bất động sản đóng băng.

đồng lời cá tra
Cánh đồng nuôi cá tra đang bị thu hẹp, nông dân và doanh nghiệp thủy sản lâm vào cảnh khốn đốn – (Ảnh: Q.Huy)

Để dẫn đến nguồn vốn sử dụng sai mục đích, ông Hải còn chỉ ra, thực tế nhiều DN thủy sản ở ĐBSCL đã được ưu ái vay vốn nhiều năm nay. Nhưng khi không thể chống đỡ lại các nguồn đầu tư sai mục đích, dẫn đến DN rơi vào cảnh nợ nần và phá sản là tất yếu.

Điều đáng nói, chỉ thiệt thòi cho những người nông dân nuôi cá thực sự và làm giàu từ con cá. Khi nguồn vốn họ thực sự cần đã không thể đến nơi người nông dân tần tảo ‘một nắng hai sương’

“Đề nghị Nhà nước và Chính phủ có lãi suất ưu đãi hơn cho ngành nông nghiệp nói chung và nghề nuôi cá nói riêng tại khu vực ĐBSCL. Cụ thể là giảm lãi suất từ 13% xuống khoảng 10 đến 11% là vừa. Đồng thời cần có chính sách của các ngân hàng cho vay thêm vốn trung hạn và dài hạn. Từ đó, người nuôi cá không phải bán “cá non” để kịp thời trả lãi, tiền đáo hạn ngân hàng” – ông Nguyễn Ngọc Hải mong muốn.

Ngoài ra, Bộ NN cũng đề xuất, cần nghiên cứu các khoản vốn vay ngắn hạn sang trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ cá tra. Đồng thời cần làm rõ tổng vốn vay thực tế như báo cáo của Ngân hàng là trên 38.000 tỷ đồng.

VEF
Đăng ngày 08/01/2013
Quốc Huy
Kinh tế

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Góc nhìn cho ngành nuôi trồng thủy sản 2022

Báo cáo của Rabobank tại hội nghị GOAL của Liên minh thủy sản Toàn cầu đã chỉ ra những gì mà các tác giả của báo cáo nhận thấy thông qua năm yếu tố quan trọng nhất từ những sự kiện vừa qua của năm 2021. Dưới đây là một số điểm chính ghi nhận từ báo cáo.

tôm hùm
• 07:00 20/01/2022

Bạc Liêu: Ổ dịch Covid-19 tại Công ty thủy sản Tấn Khởi tiếp tục lây lan

Trước tình hình ổ dịch Covid-19 tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi ở TX.Giá Rai tiếp tục lây lan trong cộng đồng, Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng đã trực tiếp làm việc với địa phương để bàn giải pháp sớm khống chế dịch bệnh.

công ty Châu Bá Thảo
• 11:28 22/10/2021

Xuất khẩu thủy sản: Chông chênh con đường hồi phục

Những tháng cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

chế biến tôm
• 09:56 19/10/2021

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:12 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:12 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:12 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:12 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 14:12 25/04/2024