Bộ NT và PTNT sửa 10 điều của Thông tư 48/2013

Sau hơn 3 năm VASEP kiến nghị Bộ NN và PTNT sửa đổi một số nội dung của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT (TT48/2013) quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu nhằm tháo bớt khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, ngày 13/2/2017, Bộ NN và PTNT đã chính thức ban hành Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT (TT02/2017) sửa đổi, bổ sung một số điều của TT48/2013. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/3/2017.

Chế biến thủy sản
Hình minh họa

Trước đó, ngày ngày 6/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu Bộ NN và PTNT, trước tháng 6/2017, giải quyết triệt để các vướng mắc liên quan đến một số quy định tại TT48/2013 về: (1) Tỷ lệ lấy mẫu, cách thức lấy mẫu theo lô sản xuất để kiểm tra; (2) Thời gian xếp doanh nghiệp trở lại Danh sách ưu tiên kể từ ngày đánh giá lại đạt yêu cầu theo quy định; (3) Thời gian cấp lại Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cách đây hơn 3 năm, ngày 12/11/2013, Bộ NN và PTNT đã ban hành TT48/2013. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT đã từng gây nhiều khó khăn cho các DN XK thủy sản và VASEP cũng đã nhiều lần gửi công văn kiến nghị Bộ NN và PTNT nghiên cứu ban hành thông tư thay thế theo hướng tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho phù hợp với Luật ATTP để tăng sức cạnh tranh của DN trong quá trình hội nhập, giảm phát sinh chi phí cho DN.

Theo phản ánh của các DN hội viên VASEP, về bản chất TT48/2013 không đổi nhiều so với thông tư cũ vì một số quy định đã giảm nhẹ nhưng mức đánh lỗi lại siết chặt và nâng lên. Sau khi đi vào thực thi, VASEP và các DN cũng liên tục đề xuất với Bộ NN và PTNT xem xét, sửa đổi thông tư này nhằm tháo gỡ những khó khăn và bất cập trong quá trình thực hiện.
Sau khi hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi TT48/2013, ngày 5/8/2016, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) đã gửi Công văn số 168/QLCL-CL1 tới VASEP đề nghị Hiệp hội góp ý nội dung dự thảo này.
Ngày 18/8/2016, sau khi lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của các DN hội viên, VASEP đã gửi  Công văn số 132/2016/CV-VASEP góp ý sửa đổi Dự thảo Thông tư sửa đổi TT48/2013.

Ngày 13/2/2017, Bộ NN và PTNT đã ban hành TT02/2017 trong đó sửa đổi 10 điều và thay thế Phụ lục IV bằng Phụ lục IA; Phụ lục X bằng Phụ lục IIA ban hành kèm theo Thông tư này. Một số điểm đã được sửa đổi theo hướng tích cực như: Giảm bớt 1 chỉ tiêu kiểm tra đối với mẫu vệ sinh công nghiệp (Phụ lục IA), giảm tỷ lệ lấy mẫu đối với chỉ tiêu vi sinh khi xét duyệt cơ sở vào danh sách ưu tiên (Phụ lục II.A), giảm thời gian nhận hồ sơ và thông báo thẩm định tại cơ sở (mục 3); giảm thời gian DN chờ để quay lại danh sách ưu tiên từ 12 tháng xuống còn 3 tháng đối với cả DN hạng 1 và hạng 2; Giảm chỉ tiêu kiểm kháng sinh từ 25% xuống 20% của sản phẩm rủi ro - DN hạng 2 (Phụ lục IIA)....

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận  ATTP đối với thủy sản xuất khẩu đã được rút ngắn hơn so với hiện nay như sửa đổi khoản 2, Điều 11 của TT48/2013: Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 3 ngày (hiện là 5 ngày) làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại cơ sở nhưng không quá 7 ngày (hiện là 10 ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Tại khoản 2, Điều 22 của TT02/2017 đã bỏ mục b và sửa đổi việc NAFIQAD lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ 2 tiêu chí sau tính đến thời điểm xem xét: (1) Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản XK theo từng thị trường XK và (2) Cơ sở có lô hàng XK và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường NK phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2.

Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi một số quy định về phí; cấp chứng thư và kiểm tra đột xuất...

VASEP
Đăng ngày 13/03/2017
Tạ Hà - Hoàng Yến
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 17:23 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 17:23 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 17:23 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 17:23 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 17:23 28/03/2024